MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ĐHCĐ ngân hàng SCB: Chủ tịch và phó chủ tịch HĐQT bất ngờ từ nhiệm

17-03-2014 - 11:07 AM | Tài chính - ngân hàng

Sáng ngày 17/03/2014 Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đang diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh.

Sáng ngày 17/03/2014 Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đang diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh.

Chương trình Đại hội đã công bố trước đó cho biết HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT và thay đổi số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2012 – 2017, tuy nhiên Đại hội khá bất ngờ khi thành viên từ nhiệm chính là Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐQT.

SCB đề nghị giảm số lượng thành viên HĐQT từ 9 thành viên (theo tinh thần của SCB hợp nhất) xuống còn 6 thành viên trong đó có 1 thành viên HĐQT độc lập.

Hiện tại số lượng thành viên HĐQT của SCB là 6 thành viên. Tuy nhiên bà Nguyễn Thị Thu Sương – Chủ tịch HĐQT và Ông Trầm Thích Tồn – Phó chủ tịch HĐQT đã có đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT.

HĐQT đã trình xin ý kiến cổ đông bầu bổ sung thêm 2 thành viên HĐQT thay thế 2 thành viên xin từ nhiệm, danh sách ứng cử gồm:

(1) Ông Võ Tấn Hoàng Văn và
(2) Ông Tạ Chiêu Trung.

HĐQT cũng trình phương án tăng vốn điều lệ thêm 2.000 tỷ đồng lên 14.295 tỷ đồng trong trường hợp không thể tăng vốn cấp 2 bằng nguồn ủy thác từ nước ngoài bằng cách phát hành riêng lẻ 200 triệu cp cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước với giá bán theo thỏa thuận giữa SCB và các nhà đầu tư, nhưng đảm bảo không thấp hơn mệnh giá.

Trường hợp không thể tăng vốn cấp 2 bằng nguồn ủy thác từ nước ngoài như kế hoạch, SCB sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính dự kiến trước 31/12/2014.

Với nguồn vốn tăng thêm, SCB sẽ sử dụng 250 tỷ đồng để đầu tư, góp vốn kinh doanh; đầu tư hiện đại hóa công nghệ thông tin 255 tỷ đồng; đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở các chi nhánh 45 tỷ đồng; và 1.450 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

HĐQT xin ĐHĐCĐ thông qua việc ủy quyền cho HĐQT quyết định những vấn đề phát sinh giữa 2 kỳ họp thường niên gồm:

(1) quyết định các vấn đề về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của SCB;

(2) quyết định thành lập công ty con để thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật khi SCB có nhu cầu mở rộng lĩnh vực hoạt động;

(3) quyết định các vấn đề liên quan đến việc gọp vốn, mua cổ phần hoặc rút vốn đầu tư tại doanh nghiệp, TCTD khác có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ SCB;

(4) Quyết định các vấn đề liên quan đến đầu tư, mua, bán tài sản của SCB có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ;

(5) Lựa chọn, đàm phán các điều kiện liên quan đến việc hợp tác, ký kết thỏa thuận/hợp đồng hợp tác với đối tác chiến lược trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho SCB phát triển mạnh hơn;

(6) Thông qua các hợp đồng có giá trị trên 20% vốn điều lệ SCB ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm soát gần nhất với Tv. HĐQT, Tv. BKS, Tổng giám đốc (Giám đốc), Cổ đông lớn, Người có liên quan của Người quản lý, Tv. BKS, Cổ đông lớn của Ngân hàng; Công ty con, Công ty liên kết của NH;


(7) Điều chỉnh, bổ sung nội dung Điều lệ tổ chức.

Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh:

Chỉ tiêu

Kế hoạch Năm 2014

Thực hiện Năm 2013

% tăng/giảm

Tổng tài sản

237.870 tỷ đồng

181.019 tỷ đồng

+31,4%

Tổng vốn huy động

206.108 tỷ đồng

165.517 tỷ đồng


Tổng dư nợ tín dụng

156.988 tỷ đồng

89.004 tỷ đồng

+76,4%

Tỷ lệ nợ xấu


1,63%


Lợi nhuận trước thuế

121 tỷ đồng

60 tỷ đồng

+ 102,4%


ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh như đã trình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện HĐQT có thể sẽ điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 phù hợp với sự phát triển của SCB căn cứ vào tình hình cụ thể, báo cáo ĐHĐCĐ vào kỳ họp tiếp theo.

Liên quan đến việc huy động vốn, đại diện của SCB cho biết, vị thế của SCB không phải ở “chiếu trên”, vì vậy cần có sự ủng hộ, tin tưởng của cổ đông, nhà đầu tư. Trong 2 tháng đầu năm SCB đã giảm lãi suất 4 lần, tới đây SCB sẽ tiếp tục giảm lãi suất huy động khi cân đối được tiền huy động trên thị trường 1 và thị trường 2.

Năm 2014, SCB sẽ tiến hành mua mới 1 công ty bảo hiểm, với tỷ lệ góp vốn tối thiểu 51% nhằm tham gia vào công tác quản trị, điều hành và định hướng hoạt động phù hợp với chiến lượng phát triển. Theo tiết lộ SCB, công ty bảo hiểm dự định góp vốn có vốn điều lệ khoảng 350 tỷ đồng.

Liên quan đến khoản tái cấp vốn: Năm 2013, SCB đã chi trả 11.921,9 tỷ đồng khoản vay tái cấp vốn; trong đó gốc là 9.772,3 tỷ đồng và lãi là 2.149,6 tỷ đồng. Theo đó, SCB đã hoàn thành sớm việc chi trả toàn bộ các khoản vay tái cấp vốn với tổng giá trị các khoản vay tái cấp vốn đã trả là 21.803,9 tỷ đồng; trong đó gốc là 19.250 tỷ đồng và lãi là 2.553,9 tỷ đồng. SCB cho biết đây là khoản tái cấp liên quan đến quá trình tái cơ cấu ngân hàng – đây là các khoản cho vay có điều kiện, thuộc đối tượng cho vay đặc biệt, diện giám sát của NHNN. Ngân hàng có nghĩa vụ trả lại khoản này cho NHNN.

Nội dung hỏi đáp của cổ đông ngoài một số vấn đề đã được làm rõ ở trên, liên quan đến cổ tức và tăng trưởng lợi nhuận thấp, quy mô mô lớn nhưng hoạt động không hiệu quả, đại diện NHNN có ý kiến: Ngân hàng SCB là một mô hình đầu tiên hợp nhất Ngân hàng trong chương trình tái cơ cấu của NHNN. SCB không giống như những ngân hàng khác – hợp nhất từ 3 ngân hàng yếu kém, ngân hàng “đi từ dưới mặt đất lên” nên cần có lộ trình. NHNN đánh giá SCB đã ổn định, thanh khoản ổn định, củng cố được niềm tin, tạo lợi nhuận; chỉ tiêu hoạt động tăng trưởng/giảm theo hướng tích cực, an toàn.

Đại hội đã bầu và thông qua việc từ nhiệm Tv. HĐQT của Bà Nguyễn Thị Thu Sương – Chủ tịch HĐQT và Ông Trầm Thích Tồn – Phó chủ tịch HĐQT; cũng như bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT mới: Ông Võ Tấn Hoàng Văn và Ông Tạ Chiêu Trung. HĐQT đã họp tại chỗ và bầu Ông Đinh Văn Thành làm chủ tịch HĐQT.

Đại hội đã thông qua tất cả các nội dung trình tại Đại hội.

Q.Nguyễn

hangnt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên