MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hậu sáp nhập SHB: 1 tháng thu hồi được 448 tỷ đồng nợ xấu từ các đơn vị HBB cũ

15-10-2012 - 16:53 PM | Tài chính - ngân hàng

Sau 1 tháng kể từ thời điểm sáp nhập, đến 28/9/2012 SHB có tổng tài sản tăng 3,6%. Huy động vốn tăng 3,9% và dư nợ cho vay tăng 1,2% so với số liệu hợp nhất thời điểm sáp nhập.

Ngân hàng SHB vừa có một số thông tin liên quan đến hoạt động của Ngân hàng sau 1 tháng thực hiện sáp nhập. 

Kết quả kinh doanh sau sáp nhập

Kể từ sau khi sáp nhập đến nay hoạt động kinh doanh của các đơn vị thuộc SHB cũ vẫn ổn định, tăng trưởng đều đặn.

Sau 1 tháng kể từ thời điểm sáp nhập, đến 28/9/2012 SHB có tổng tài sản tăng 3,6% . Tổng nguồn vốn huy động của SHB tăng 3,9% và dư nợ cho vay tăng 1,2% so với số liệu hợp nhất thời điểm sáp nhập.

Lũy kế đến 28/9/2012, số lượng khách hàng cá nhân tăng thêm 9.611 người, số lượng khách hàng tổ chức tăng thêm 182 tỷ đồng.

Như vậy, các số liệu thống kê và thực tế cho thấy, kể từ thời điểm sáp nhập cho đến nay hoạt động kinh doanh của SHB vẫn diễn ra bình thường, ổn định. Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh huy động vốn vẫn tăng trưởng tốt . Số lượng khách hàng đến giao dịch tại các đơn vị của SHB vẫn tăng trưởng đều đặn. Số lượng khách hàng mới tăng thêm lớn do khách hàng thấy được quy mô, tiềm lực của Ngân hàng sau sáp nhập.

Về bộ máy tổ chức

Bộ máy tổ chức và nhân sự của HBB cũ được sắp xếp theo tổ chức bộ máy của SHB, các phòng, ban Hội sở HBB có nghiệp vụ tương đồng được nhập làm một về SHB.

Tất cả chi nhánh, phòng giao dịch của HBB đều được thay biển hiệu thành SHB và các đơn vị kinh doanh, nhân sự của HBB phải tuân thủ quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ và văn hóa doanh nghiệp của SHB.

SHB đã triển khai các phần mềm ứng cụng của SHB trên toàn hệ thống HBB, tích hợp hệ thống corebanking của HBB vào nhằm phục vụ cho công tác quản lý điều hành…

1 tháng thu hồi được 448 tỷ đồng nợ xấu của các đơn vị HBB cũ

Về xử lý nợ xấu nói chung, theo số liệu của SHB từ thời điểm sáp nhập 28/8/2012 đến 28/9/2012 đã thu hồi được 448 tỷ đồng nợ xấu tại các đơn vị của HBB cũ. Con số này chưa thực sự lớn nhưng có thể thấy để thu hồi số tiền trên SHB đã vào cuộc quyết liệt như thế nào. Mặt khác các con nợ khá tập trung nên SHB cũng đỡ gặp trở ngại trong quá trình xử lý.

Ông Phan Xuân Cần, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Việt Nam - (Tiger Invest) cho rằng SHB nhận sáp nhập HBB là thương vụ của lý trí. Bởi bên nhận sáp nhập (SHB) đã tính toán rất kỹ về nợ nần của HBB và chốt lại thông qua tỷ lệ hoán đổi.

Ông Cần cho biết thêm, trong bối cảnh NHNN hạn chế các ngân hàng thương mại mở chi nhánh mới, việc nhận sáp nhập HBB sẽ giúp SHB có ngay hệ thống các chi nhánh để hình thành mạng lưới kinh doanh rộng hơn.

Bên cạnh đó vốn điều lệ, tổng tài sản, nguồn nhân lực cũng tăng lên đáng kể. Mặt khác dưới góc độ thương hiệu, thương vụ này đã “nâng” SHB lên một vị thế khác, cao hơn, vào nhóm các ngân hàng có quy mô lớn.

Trao đổi với PV, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm cho rằng SHB và HBB tự tìm hiểu tự đến với nhau nên sẽ không có sự xung đột mà nhiều giao dịch M&A gặp phải.

Bên cạnh đó việc sáp nhập có sự chỉ đạo chặt chẽ của các ban ngành liên quan như: Ngân hàng Nhà nước, UBCK, Sở giao dịch chứng khoán, UBND Tp Hà Nội…Điều này đảm bảo các bước đi được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và yêu cầu của các cơ quan quản lý. Thứ 3, hai Ngân hàng có thời gian tìm hiểu, đặt vấn đề và giải quyết các vấn đề tồn tại của Ngân hàng bị sáp nhập.

“Tôi cho rằng việc sáp nhập HBB vào SHB được thực hiện bài bản tạo niềm tin cho khách hàng, nhà đầu tư và xã hội. Đây là thuận lợi ban đầu trong quá trình hoạt động lâu dài của Ngân hàng. Vấn đề bây giờ SHB phải có kế hoạch cụ thể xử lý những tồn tại của HBB và công khai kế hoạch đó. Sau đó là xây dựng một chiến lược kinh doanh mới dựa trên công nghệ hiện đại, nhân sự tinh thông nghiệp vụ và quản trị rủi ro chặt chẽ trên toàn hệ thống.

Dưới góc nhìn của cơ quan quản lý ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh Hà Nội cho rằng, trong nhiều năm qua SHB liên tục hoạt động có hiệu quả, đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động, có uy tín trên thị trường. Ngân hàng sau sáp nhập có thêm tiềm năng để hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho cổ đông trong dài hạn.

Rõ ràng khoảng thời gian 1 tháng chưa đủ để đánh giá hiệu quả hoạt động của một Ngân hàng sau sáp nhập với quy mô vốn điều lệ gần 9000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 120.000 tỷ đồng mạng lưới CBNV gần 4.600 người và trên 240 điểm giao dịch. Tuy nhiên với những gì đã đạt được, SHB đang thể hiện lời nói đi đôi với hành động và thị trường cần thêm thời gian để kiểm chứng.

M&A … không tiền

Việc sáp nhập HBB và SHB là việc chưa có tiền lệ xảy ra, nhưng thương vụ M&A này đã thành công tốt đẹp với thời gian xử lý chỉ vỏn vẹn 5 tháng.

SHB tăng được quy mô hoạt động (vốn, tổng tài sản, mạng lưới, nhân sự…) mà không phải mất thêm chi phí quá lớn (bằng cách phát hành thêm cổ phiếu) thì HBB có được đối tác xử lý các tồn tại tài chính vượt quá sức của mình.

Về phía NHNN và Chính phủ, do đây là hai trường hợp sáp nhập tự nguyện nên Nhà nước không mất chi phí để tái cấu trúc các ngân hàng. Công việc của các cơ quan này là giám sát quá trình thực hiện giao dịch sáp nhập để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật và hỗ trợ thanh khoản (nếu cần). Về phía người gửi tiền nói riêng, khách hàng nói chung quyền lợi luôn được đảm bảo.


Một số chỉ tiêu của SHB tại thời điểm sáp nhập


Nguyên Phúc

phuongmai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên