CafeF đã có cuộc trao
đổi nhanh với Bà Dương Thu Hương-Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng về động thái tăng lãi suất
huy động của một số Ngân hàng thương mại trong thời gian vừa qua.
Trong những ngày vừa
qua, Techcombank, Seabank và một số ngân hàng nhỏ khác đã tăng lãi suất lên 17,
18%. Bà có bất ngờ vì điều này không?
Tôi rất bất ngờ. Và không phải chỉ mình tôi bất ngờ mà rất
nhiều ngân hàng trong hiệp hội cũng rất bất ngờ. Chúng tôi không hiểu sao các
ngân hàng đó lại bột phát như vậy.
Theo bà, tại sao các
ngân hàng này lại tăng lãi suất tiết kiệm vậy?
Chẳng có lý do gì để tăng lãi suất lên 17% như thế cả. Bởi vì, lạm phát xấu nhất là tăng
12% chẳng hạn thì lãi suất tiền gửi cũng chỉ 14% cớ gì lên 17%. Trong hội nghị CG vừa
rồi WB dự báo lạm phát chỉ khoảng 11-11,1% thế thì lãi suất tiền gửi 14% cũng là quá thực dương rồi.
Lãi suất 17%
tương ứng với thời kỳ nào cuối năm 2008
khi lạm phát lên 18%.
Tiền gửi năm đó là 17% và một
số ngân hàng lên nâng lãi suất lên18%.
Không có lý do gì để đưa lãi suất huy động lên cao như vậy. Đó là điều đáng tiếc.
Có phải do thanh khoản
của các NH này có vấn đề?
Không có vấn đề gì về thanh khoản cả. Theo Báo cáo tỷ lệ an
toàn của NH trên địa bàn HN áp vào thông tư 13 và 19 thì tỷ lệ của NH rất đẹp.
Nhất là Techcombank. Tỷ lệ an toàn của MB, Techcombank, Hàng Hải, GB bank, SH
bank, Tiên Phong, VP bank…rất đẹp.
Như vậy, các chỉ tiêu trong thông tư 13 họ đều đạt hết thậm
chí còn vượt. Ví dụ, Thông tư 13 yêu cầu
tỷ lệ khả năng chi trả ngay lớn hơn hoặc bằng 15% nhưng người
ta đạt được 17-25%
thậm chỉ có ngân hàng đạt 45%.
Hoặc về khả năng chi trả, trong 7 ngày yêu cầu chỉ là lớn hơn hoặc bằng 1 họ đều
vượt hết, có NH đạt hơn 2. Không thể bảo rằng họ thiếu khả năng chi trả để phải
đưa lãi suất huy động lên tới 17%
cả.
Mục tiêu của HHNH là duy trì ổn định của thị trường tiền tệ
để mọi người hoạt động. DN thấy lãi suất ổn định thì người ta mới vay mượn được.
Chứ huy động 17%
thì cho vay phải 20%.
DN nào bây giờ làm ăn có lãi trên 20%
để trả lãi ngân hàng. Nếu lãi suất tiền gửi cao thế này chỉ có lợi cho người gửi
nhưng đến mức độ nào đó sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế. DN không vay được, không
sản xuất được, lấy tiền gửi Ngân hàng. Không sản xuất nữa là suy thoái kinh tế.
Điều đó nguy hiểm.
Chúng tôi nhận thức được vấn đề đó. Ngay ngày mồng 7 chúng
tôi đã liên hệ với Techcombank và Thống đốc để đề nghị có sự chấn chỉnh. Bản
thân NHNN cũng đã đề nghị chấm dứt. Tối 8/9, TGĐ Techcombank đã lên tivi tuyên
bố chấm dứt chương trình đó.
Vậy thưa bà, chúng ta cần có biện pháp cụ thể hơn để chấm dứt
tình trạng đó?
Tôi nghĩ cần có, rất cần thiết phải có. Ví dụ, các nước,
trong điều kiện lạm phát, lãi suất tiền gửi cao thì người ta quy định lãi suất
huy động bằng chứ ko ai thực dương như VN cả. Ví dụ như Trung Quốc. NHTW Trung
Quốc ấn định lãi suất huy động còn lãi suất cho vay thì thoải mái. Tiếc rằng VN
không làm như thế, thích tự do hóa mọi cái.
Nhưng, tôi cho rằng tự do hóa chỉ phù hợp trong nền kinh tế ổn
định chứ trong nền kinh tế bất ổn thế này sẽ tạo ra sự bất ổn tiếp. Tôi tán
thành phải có biện pháp mạnh.
HHNH ko có giải pháp gì cả ngoài sự kêu gọi đồng thuận của hội
viên thôi. Nhà nước cần có giải pháp. Cũng rất may là luật NHNN và luật Tổ chức
tín dụng mới của 2010, trong điều 12-luật NHNN và điều 91-luật Tổ chức tín dụng
thì trong điều kiện bất thường-ví dụ như hôm qua- thì NHNN có quyền ra các giải
pháp, biện pháp hành chính để can thiệp. 2 luật này đã trao cho NHNN công cụ.
Tôi hy vọng sang năm không có chuyện đó.
Thưa bà, HHNH
có hướng xử lý như thế nào về những trường hợp như vậy?
Về phía HHNH, chúng tôi chỉ kêu gọi thôi. Thưa các anh, các
anh làm thế là không phù hợp. Nhưng đồng thời chúng tôi cũng phải báo cáo NHNN.
Thị trường Tiền tệ nó khác thường lắm, chỉ cần một người có động thái khác là
toàn bộ thị trường đi theo luôn chứ ko như những ngành khác cạnh tranh là để hạ
giá, thu hút khách. Ở Ngân hàng lại khác, cạnh tranh đáng lẽ phải hạ lãi suất
nhưng đây là kiểu cạnh tranh đua lãi suất. Việc đua lãi suất này làm thị trường
mất ổn định. Mà thị trường Tiền tệ mất ổn định nguy hiểm vô cùng nên phải duy
trì sự ổn định.
Hiệp hội chỉ kêu gọi ông ơi, bà ơi hoặc họp với nhau để thấy
rằng giữ thị trường tiền tệ ổn định thì lãi suất ở mức này, mức kia là phù hợp, đảm bảo quyền
lợi cho người gửi, phù hợp với lạm phát. Đấy người ta gọi là đồng thuận. Đồng
thuận nhằm mục tiêu ổn định thị trường tiền tệ chứ không phải hạn chế cạnh
tranh.
Bà có thể đánh giá về
việc một số chi nhánh của Techcombank chỉ giảm 0,1% lãi suất huy động xuống còn 16,9%?
Tôi cũng được 1 số ngân hàng phía nam phản ánh. Tối 8/9, TGĐ
của Techcombank đã lên và bảo đã ngừng chương trình huy động 17% nhưng sáng 9/9 vẫn nhiều
ngân hàng gọi cho tôi và bảo có trong tay có sổ tiết kiệm tại Techcombank ở chi
nhánh này chi nhánh kia với lãi suất 16,9%. Tôi nghĩ rằng đây là hành động không nên. TGĐ đã
công bố ngừng rồi thì các chi nhánh của ngân hàng nên thực hiện.
Thùy Linh