Theo
báo cáo mới cập nhật của HSBC về tình hình kinh tế
Việt Nam tổ chức này đánh giá, đối
với một quốc gia có nhiều tiềm năng như Việt Nam, tỷ
lệ tăng trưởng 5% cho cả năm 2012 không phải là tin đáng
mừng vì chỉ số tăng trưởng này không đủ nhanh để
Việt Nam vươn lên được tầm phát triển mới. Nhưng con
số này nên được diễn giải trong bối cảnh những
thách thức mà Việt Nam đã, đang và sẽ đối mặt.
Về
lĩnh vực bất động sản, HSBC đánh giá bất động sản
Việt Nam lại đang bị ảnh hưởng bởi tình hình trì trệ
trong nước khi nợ xấu chưa được giải quyết rõ ràng.
Cũng
theo HSBC, lĩnh vực này cũng bị đóng băng do tiến trình
trả nợ vốn dần được khôi phục nhưng vẫn còn rất
ngổn ngang và các ngân hàng vẫn thích đáo nợ xấu.
Điều
này có nghĩa rằng trừ khi Nhà nước giải quyết rốt
ráo vấn đề nợ xấu, thì sự điều chỉnh giá bất
động sản ở điểm cung đáp ứng cầu khó có thể diễn
ra.
Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) kỳ vọng vấn đề này sẽ giải
quyết được bằng cách dành ra 20 – 40 ngàn tỷ đồng
để cho người mua nhà vay trong năm 2013 nhằm kích cầu
thị trường bất động sản.
Nhưng
mặc dù việc thúc đẩy nhu cầu bất động sản thành
công thì vấn đề nợ xấu đang tồn tại sẽ vẫn còn
giữ nguyên, điều đó có nghĩa những nguy cơ mang tính hệ
thống sẽ vẫn còn nếu vẫn không nói là sẽ phát triển
lớn thêm.
Khi
các ngân hàng cẩn trọng hơn và ưu tiên tín dụng có
chất lượng thì bất kỳ việc cho vay mới nào cũng sẽ
phụ thuộc vào hồ sơ tín dụng uy tín của người đi
vay.
Chính
vì vậy, tổ chức này đã dự báo sẽ không có sự đột
phá lớn về tăng trưởng tín dụng trong năm 2013. NHNN dự
báo tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 12% trong năm 2013 từ
mức 6,4% trong năm 2012. Nếu tính cả lạm phát, tín dụng
thực tế sẽ chỉ đóng góp rất nhỏ vào tăng trưởng.
Bên
cạnh đó, tổ chức này nhấn mạnh, tình hình nợ xấu
đang treo lơ lửng vẫn cần được giải quyết. Môi
trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho doanh
nghiệp cần được cải thiện.
Việt
Nam, trong khi vốn được xem là điểm đến hấp dẫn với
thị trường đang phát triển và nguồn lao động giá rẻ,
lại đang tuột hạng trong các bảng xếp hạng năng lực
cạnh tranh quan trọng.
Mặc
dù nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn vốn đăng ký
FDI một phần là do tình hình trì trệ của nền kinh tế
toàn cầu nhưng điều đó cũng phản ảnh Việt Nam đang
dần mất đi năng lực cạnh tranh.
Chính
vì vậy, để
Việt Nam thực hiện được những tham vọng của mình,
cải tổ cần phải được thực hiện không chỉ để
loại bỏ nợ xấu mà còn để cải thiện hiệu quả của
nền kinh tế.
Khánh
Linh