MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mở “van” tín dụng, rủi ro có ùa vào?

22-07-2015 - 09:14 AM | Tài chính - ngân hàng

Lãi suất thời kỳ tăng trưởng “nóng” vài ba năm trước có lúc lên tới 18%/năm, câu hỏi ngân hàng (NH) làm gì để có thể huy động với mức lãi suất cao như vậy mà vẫn có lãi. 12 NHTM trong nước vừa được mở “van” tăng trưởng tín dụng (TTTD), mức cao nhất là 36%, nhiều lo ngại rủi ro cho NH sẽ trở lại.

Tín dụng là huyết mạch của nền kinh tế, nhưng tín dụng nếu tăng quá cao dễ kéo theo nguy cơ lạm phát, với NH thì tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, nó mang lại lợi nhuận chính cho nhà băng. Việc nới room TTTD gần đây nhận được sự ủng hộ từ không ít từ các NH, bởi với một hạn mức thấp thời điểm đầu năm, đa số các NH dù mới đi qua nửa chặng đường năm 2015 đã sử dụng hết room tăng trưởng được NHNN cho phép.

Bên cạnh đó, cũng có không ít cảnh báo cho rằng, tín dụng tăng mạnh trong khi bất động sản (BĐS) khởi sắc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tình trạng cho vay ồ ạt. Có thể nói rằng, việc nhà băng được nới TTTD đồng nghĩa với việc kết quả lợi nhuận cuối năm sẽ được giảm tải phần nào. Tuy nhiên, trước bối cảnh thị trường có khó khăn, nợ xấu vẫn tiếp tục tăng, muốn TTTD các NH phải kiểm soát được nợ xấu.

Chính vì thế, đi kèm với quyết định nới room tăng trưởng dư nợ một loạt NHTM, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình yêu cầu các NH phải thực hiện việc cấp tín dụng đối với khách hàng theo đúng quy định của pháp luật, chỉ đạo của NHNN về các giải pháp giám sát tín dụng trong năm 2015.

NHNN cũng yêu cầu các NH xây dựng và cam kết thực hiện các giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát NH và Vụ Chính sách tiền tệ trước ngày 31.7.2015.

Ở góc nhìn tích cực, TS Trần Du Lịch cho rằng, việc NHNN vừa điều chỉnh tăng room tín dụng cho hàng hoạt NHTM lên 30-35% cũng không quá đáng ngại về việc TTTD nóng như thời gian trước. Bởi các NHTM cũng phải thận trọng để kiểm soát nợ xấu, khó có thể đẩy mạnh vốn ra ồ ạt như trước.

Theo đó, các nhà băng phải kiểm soát tốc độ TTTD phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện cấp tín dụng; chấp hành các quy định của pháp luật về tỉ lệ bảo đảm an toàn, ngoại hối, quản trị rủi ro và giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng; kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng và hạn chế phát sinh nợ xấu.

Hiện, với mức giao chỉ tiêu mới NH sẽ đối mặt với nguy cơ rủi ro lớn hơn, nhưng nhiều nhận định cho rằng với mức độ kiểm soát tốt hơn trước đây, độ rủi ro tín dụng sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra, bên cạnh việc kiểm soát về mặt chính sách, để tránh thiệt hại đối với nền kinh tế đòi hỏi nội tại NH phải có hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ; NHNN phải thường xuyên giám sát để có thể ngăn chặn và cảnh báo NH về nợ xấu và chính khách hàng đi vay vốn cũng phải có trách nhiệm đối với nguồn hoàn trả của khoản vay.

 

Theo Nhật Quang

Báo lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên