MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tháng 12: Các ngân hàng cần hơn 10.000 tỷ đồng tăng vốn

06-12-2010 - 00:11 AM | Tài chính - ngân hàng

Chỉ tính riêng trong tháng 12, nếu đúng lộ trình và chào bán thành công, thị trường sẽ có thêm hơn 1 tỷ cổ phiếu ngân hàng.

Trong danh sách 21 ngân hàng cần tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010 của ngân hàng Nhà nước, hiện có mới có ngân hàng Đại tín (Trust bank) bố cáo đã tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, Ngân hàng Phương Nam hoàn thành đợt tăng vốn vào ngày 05/10.

Các ngân hàng có vốn điều lệ 1000 tỷ đồng đều công bố phương án tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng khá sớm, nhưng các ngân hàng này đều phải chia theo từng giai đoạn và mới chỉ dừng lại ở mức 2.000 tỷ đồng.

Kết thúc đợt chào bán trong tháng 11 có ngân hàng Nam Việt đã chào bán thành công 82 triệu cổ phần tăng vốn lên 1.820 tỷ đồng, ngân hàng Gia Định đã tăng vốn lên 2000 tỷ đồng vào ngày 11/11/2010; ngân hàng Kiên Long cũng đã tăng vốn lên 2000 tỷ đồng; HD Bank mới hoàn thành đợt tăng vốn đầu tiên lên 2000 tỷ đồng…nhưng khả năng các ngân hàng này hoàn thành tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng đúng hạn trong năm 2010 là khó khăn.

Để hoàn thành đợt tăng vốn đúng hạn, trong 3 tháng cuối năm 2010 một lượng vốn tương đương hơn 26.700 tỷ đồng sẽ phải nộp về các ngân hàng. Trong đó riêng trong tháng 12, số vốn cần để các ngân hàng tăng vốn điều lệ theo đúng phương án chào bán là hơn 10.162 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ cổ phiếu bằng mệnh giá, trong đó riêng VPBank chào bán cổ phần với giá 14.000 đồng/cp.

Trong khi VPBank khá tự tin với phương án tăng vốn điều lệ, một số ngân hàng khác như BaoViet Bank lại khá rụt rè, ngân hàng này ngay sau khi công bố ngày chốt quyền chào bán cổ phiếu đã công bố tìm đối tác là các công ty tư vấn đầu tư tài chính quan tâm đến việc tư vấn chào bán cổ phần BaoViet Bank, do lo ngại có một số cổ đông hiện hữu của BaoVietBank đến hết hạn nộp tiền vẫn không thực hiện quyền mua cổ phiếu tăng vốn của mình.

Một số ngân hàng như Bắc Á, Đệ Nhất, Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã được NHNN chấp thuận tăng vốn lên 3000 tỷ đồng nhưng hiện tại vẫn chưa có ngày chốt quyền chào bán cổ phần.

Mặc dù thị trường đã tăng điểm khá mạnh trong các phiên giao dịch gần đây nhưng cổ phiếu ngân hàng dường như vẫn chưa thu hút được mối quan tâm của các NĐT. Trong khi giá các cổ phiếu trên sàn chỉ loanh quanh 1x thì tâm lý các NĐT muốn “đánh nhanh thắng nhanh” trên sàn nhiều hơn là nộp tiền mua cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC để rồi lại bị om vốn khá lâu.

Ngay cả một số nhà đầu tư lớn của các ngân hàng cũng “từ chối” quyền mua cổ phần phát hành thêm như trường hợp Penjico với cổ phiếu PGBank. CTCP Xây lắp III Petrolimex (Penjico) đã chuyển quyền mua cổ phần PGBank cho cổ đông của mình theo tỷ lệ 1:1,1 (01 cổ phần hiện hữu của Penjico được đăng ký mua 1,1 cổ phần PGBank) với giá 10.000 đồng/cp.

Nếu cổ đông không nộp tiền mua cổ phần đúng hạn được coi như từ chối quyền mua, ĐHĐCĐ ủy quyền cho Giám đốc công ty xử lý chào bán cho các đối tượng có nhu cầu mua với giá bán không thấp hơn 10.000 đồng/cp.

Hay như cổ đông lớn của Navibank là Tập đoàn Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã quyết định thoái vốn khỏi Navibank. Trước đó Vinatex với tỷ lệ cổ phần nắm giữ 11% đã quyết định thoái vốn khỏi GiaDinhBank.

Hầu hết các nhà phân tích nhận định việc một nguồn tiền lớn đổ về các ngân hàng nhằm đáp ứng Nghị định 141 của NHNN đúng thời hạn là khó khăn bởi:

Thứ nhất, đây là thời điểm cuối năm, nguồn vốn khá khan hiếm. Ngay bản thân các ngân hàng cũng đang cho vay với mức lãi suất cho vay phi sản xuất lên tới trên 20%, các ngân hàng huy động lãi suất với mức 14 – 15% thì một nguồn tiền nhàn rỗi lên tới hơn 10.000 tỷ đồng hiện nay là điều…không tưởng.

Thứ hai, khi thị trường niêm yết sôi động trở lại sau 4 tháng trầm lắng, xu hướng dòng tiền “nóng” muốn đổ vào thị trường lướt sóng nhiều hơn nộp tiền mua cổ phiếu OTC.

Dưới đây là bảng thống kê quá trình tăng vốn của các ngân hàng:




(*) Các ngân hàng khó tăng vốn đúng lộ trình lên 3.000 tỷ trong năm 2010

Phương Mai

phuongmai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên