MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thống đốc NHNN: Năm 2012 nếu phá giá sẽ không quá 2-3%

12-01-2012 - 13:38 PM | Tài chính - ngân hàng

"Doanh nghiệp kêu lãi suất cao nhưng cũng phải nhìn nhận lại bản thân mình, nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh thì lãi suất 25% cũng không ảnh hưởng gì." Thống đốc nói.

Nếu như không có những cú sốc ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, kể cả những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội thì Thống đốc NHNN cho rằng hoạch định trong năm sau nếu phải phá giá thì sẽ không quá 2-3%.

Nội dung trên được Thống đốc trả lời thông tấn báo chí bên lề Buổi giao dịch trực tuyến giữa Thống đốc và nhân dân tại cổng Thông tin điện tử Chinhphu.vn.

Nói khủng hoảng ngân hàng là sai

Xin Thống đốc cho biết có nhóm lợi ích chi phối ngân hàng không? Tỷ lệ nợ xấu có như công bố?

Chúng ta không có khủng hoảng ngân hàng, chúng tôi là những người điều hành trực tiếp hệ thống ngân hàng tôi khẳng định rằng chúng ta không có khủng hoảng. Trong cuộc sống chúng ta có thể thấy trong một lớp học cũng phải có một tỷ lệ nhất định có bạn học chưa tốt. Điều đó là hết sức bình thường. Trên thế giới năm 2008 lạm phát cao, năm 2009 có rất nhiều ngân hàng chao đảo nhưng chúng ta vẫn đứng vững.

Về vấn đề lợi ích nhóm, dưới góc độ vĩ mô toàn hệ thống thì không, còn vi mô từng ngân hàng thì có, vì chúng ta có một số TCTD yếu. có quy mô nhỏ và có tình hình tài chính không lành mạnh thì xảy ra khá phổ biến là ngân hàng phục vụ cho cổ đông chiếm tỷ trọng chi phối ngân hàng đó, điều này là không lành mạnh. Cổ đông lớn đó biến ngân hàng thay vì phục vụ đại chúng thì lại phục vụ một nhóm cá nhân.

Đối với các nước đang phát triển nếu thị trường BĐS phát triển sẽ đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, còn nếu không đứng vững sẽ là căn nguyên khủng hoảng cho nền kinh tế nước đó. Ở một số nước bong bong BĐS tăng quá nóng, khi BDS vỡ đã từng xảy ra ở Nhật Bản và một số nước khác. 

Về cơ bản chúng ta không nói nợ xấu của chúng ta là thấp nhưng cũng không thể nói nợ xấu quá cao.

80% doanh nghiệp hoạt động cầm chừng không có lãi, một số doanh nghiệp phải đóng cửa do lãi suất cho vay quá cao. Hiện nay trong điều hành của Nhà nước huy động 14% cho vay 18-20%, các ngân hàng lãi lớn gây ra sự phân biệt giữa ngân hàng và DN sản xuất kinh doanh. Trung quốc cho vay với lãi suất 5-5,5%/năm, họ không quy định mức huy động đầu vào mà để tự nhân dân (từ 3-3,5%). Thống đốc có thể cho biết thêm về vấn đề này?

Các năm trước chúng ta tăng trưởng tín dụng ở mức 33%, nếu chúng tôi thực hiện đúng theo Nghị định 11 tăng trưởng tín dụng 20%, thì ít nhất có 13% phần tăng trưởng không có, như vậy ít nhất 1/3 doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay ngân hàng.

Theo tinh thần nghị quyết 11, giả sử chúng tôi thực hiện đúng 20% tăng trưởng tín dụng thì lạm phát sẽ khoảng 25-27% như vậy công cuộc chống lạm phát trong năm 2012 và các năm tiếp theo sẽ rất khó khăn (tăng trưởng tín dụng năm 2011 là 13,1% - PV) Đây là chia sẻ chung của nền kinh tế để ổn định tình hình kinh tế vĩ mô.

Hệ thống ngân hàng phần dịch vụ còn hạn chế nên lợi nhuận chủ yếu từ việc tăng trưởng tín dụng. Hệ thống ngân hàng có tăng trưởng tín dụng mới có lợi nhuận, do vậy năm nay chúng ta cắt tăng trưởng tín dụng của họ tức là đánh vào lợi nhuận của họ hết sức mạnh mẽ. Chúng ta thắt chặt tín dụng là chia sẻ của từng đơn vị cá nhân.

Chúng ta phải nhìn nhận thẳng vào vấn đề, chúng ta thiếu tiền kêu ngân hàng nhưgn chúng ta phải xem bản thân mình là ai.

Thực tiễn cho thấy đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, lãi suất lên 25% cũng không sao. Khó khăn ở đây là hầu như nguồn vốn của các doanh nghiệp là nguồn vốn ngân hàng. Đấy là thực tế hết sức không lành mạnh. Nếu chúng ta chạy một business, nếu business đó cần 3 đồng vốn thì bản thân ông chủ phải có ít nhất một đồng vốn, huy động bạn bè xung quanh 1 đồng nữa, chỉ cần đi vay ngân hàng một đồng thôi.

Hệ thống ngân hàng chỉ cho vay vốn lưu động thôi, thị trường ngân hàng là thị trường tiền tệ, là thị trường vốn ngắn hạn, còn để đi vay đầu tư thì phải huy động vốn tự có hoặc đi vay trên thị trường vốn.

Nếu doanh nghiệp có 2/3 vốn rồi, chỉ cần 1/3 vốn ngân hàng, đi vay lãi suất 25%, nếu một doanh nghiệp bình thường quay vòng vốn 3-4 lần, với lợi nhuận một vòng quay nhân lên 3-4 lần thì sẽ có đủ khả năng trả lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay trong 3 đồng vốn thì 80-90% vay vốn ngân hàng, khi ngân hàng thắt chặt tín dụng thì các doanh nghiệp này sẽ gặp khó khăn.

Một trong 3 khâu đột phá của Chính phủ là tái cấu trúc các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Do đó doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc bản thân mình để có tình hình tài chính lành mạnh.

(tiếp tục)

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên