MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trực tiếp chiều 16/12: Huyền Như xin “xét cảnh mẹ già, con nhỏ, chị gái là bị cáo“

16-12-2014 - 15:47 PM | Tài chính - ngân hàng

Huyền Như cho biết không kháng cáo mà chỉ xem xét hoàn cảnh của bị cáo và xin xem xét tài sản của mẹ bị cáo (căn biệt thự)

15h35: HĐXX thẩm vấn đại diện của Vietinbank về trách nhiệm của ngân hàng và khách hàng đối với tài khoản thanh toán.

15h30: Tiếp tục trả lời HĐXX, Huyền Như cho biết: Sau khi mở tài khoản của Công ty Hưng Yên, bị cáo làm hợp đồng giả rồi chuyển cho chị Nguyễn Thị Nga.

Huyền Như đã làm lệnh chi giả, làm giả con dấu, ký giả chữ ký của Công ty Hưng Yên. Lệnh chi này đúng quy trình, nhân viên cứ thế thực hiện.

Khi HĐXX đặt câu hỏi: Việc thực hiện lệnh chi phải có mặt khách hàng? Huyền Như khai rằng: Do làm hồ sơ ban đầu, Huyền Như lấy cớ là lúc mở tài khoản do khách hàng ở xa nên không thể đến.

Huyền Như cũng cho biết: Trường hợp của Công ty Hưng Yên thì bị cáo rút hết số tiền trên. Toàn bộ số tiền, Huyền Như chuyển tiền cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trước đó.

HĐXX: Khi thực hiện hành động gian dối như thế này, bị cáo suy nghĩ gì không?

Huyền Như: Bị cáo rất ăn năn, bị cáo không lường trước được sự việc.

HĐXX:Sao lại không lường trước sự việc, sự việc của bị cáo đã gây ra bao nhiêu cơ sự. Bao nhiêu đồng nghiệp của bị cáo đang phải chờ chấp hành án.

15h10: Tại tòa, Huyền Như khai, qua anh Giang Quang Chính, và sau đó là chị Nguyễn Thị Nga – nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải, Huyền Như biết các công ty “sân sau” của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải có nguồn vốn muốn gửi để kiếm tiền lời nhiều và cần gặp trực tiếp để đàm phán.

Huyền Như khai: Mọi việc giao dịch đều thông qua chị Nga chứ hoàn toàn không gặp ba công ty: Phúc Vinh, Thịnh Phát và Hưng Yên.

Huyền Như cho hay, bị cáo đã làm giả hồ sơ, con dấu. Việc thay đổi hồ sơ là để dễ chuyển tiền. Việc huy động vốn là vì mục đích khác. Nên bị cáo đã đặt lãi suất cao hơn để “mê hoặc” khách hàng.

Huyền Như cũng nói rằng, việc làm giả chữ ký, con dấu đều một mình Như làm, không có ai giúp sức.

Theo lời Huyền Như: trong 3 bộ hồ sơ này chỉ có hồ sơ của Công ty Hưng Yên là hợp lệ.

HĐXX đối chất ngay với đại diện Vietinbank thì nhận được câu trả lời: “Trong trường hợp này, hồ sơ này là thật thì mở tài khoản của Công ty Hưng Yên là thật. Xác định mở tài khoản của công ty Hưng Yên là hợp lệ”.

14h55: HĐXX truy xét cụ thể hành vi chiếm đoạt tài sản của Huyền Như đối với Công ty Hưng Yên. Theo HĐXX, Huyền Như đã chiếm đoạt của Công ty này 200 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hùng – đại diện công ty Hưng Yên thì đơn vị này kháng cáo yêu cầu xem xét lại vấn đề tố tụng và hủy án sơ thẩm.

14h45: Đại diện VKS đặt câu hỏi với Huyền Như về trách nhiệm phân cấp nhiệm vụ với tư cách là quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Huyền Như cho hay: Nhiệm vụ của bị cáo là quản lý anh em trong phòng, quản lý tín dụng theo phân công lao động của phòng.

Đại diện VKS: Với định mức phê duyệt lệnh chi 50 tỷ đồng thì bị cáo có phải là người quản lý tài sản?.

Trước đó, sáng 6/1, TAND TPHCM đã mở phiên tòa xét xử vụ đại án tham nhũng do bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó Phòng quản lý rủi ro, quyền trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Vietinbank, Chi nhánh TPHCM) cầm đầu cùng 22 bị cáo khác lừa đảo hơn 4.000 tỷ đồng.

>>> Xem thêm: Ngày xét xử thứ 2: “Siêu lừa” Huyền Như thừa nhận chiếm đoạt 4.000 tỷ, xin lại nhà 43 tỷ

Huyền Như: Bị cáo không quản lý tài sản mà bị cáo chỉ làm nhiệm vụ phát sinh.

Huyền Như cũng nói rằng: “Bị cáo đã có trách nhiệm gì thì bị cáo sẽ bồi thường lại cho khách hàng theo quyết định của bản án sơ thẩm”.

Sau khi VKS thẩm vấn, HĐXX yêu cầu Huyền Như nêu ý kiến về kháng cáo tại tòa. Huyền Như nêu: Bị cáo không kháng cáo mà chỉ xem xét hoàn cảnh của bị cáo. Xin xem xét tài sản của mẹ bị cáo (căn biệt thự). “Mẹ bị cáo đã già, con gái của bị cáo mới sinh còn nhỏ, chị gái thì cũng là bị cáo trong vụ án này…”

14h35: Cũng câu hỏi tương tự, VKS đặt vấn đề với các ngân hàng: ACB, Vietinbank và Navibank.

14h20: Mở đầu phần thẩm vấn chiều nay, đại diện VKS đặt câu hỏi với đại diện NHNN về trách nhiệm quản lý tài khoản. Câu hỏi này, đại diện NHNN xin trả lời sau.

Đại diện VKS tiếp tục đặt hàng loạt câu hỏi về quyền thu phí tài khoản của khách hàng việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách thời điểm năm 2011 – thời điểm xảy ra vụ án Huyền Như…

Trả lời thẩm vấn của VSK, đại diện NHNN cho hay: Theo quy định tại văn bản 1284 của NHNN, được chủ động trích tài khoản của khách hàng trong một số trường hợp phát sinh.

Đối với thời điểm xảy ra vụ án Huyền Như, đại diện NHNN cho rằng việc mở tài khoản được theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và văn bản 1284 của NHNN. Cũng theo đại diện NHNN thì việc mở tài khoản cũng là hình thức huy động vốn của ngân hàng.

Đối với câu hỏi về nguồn vốn huy động của Ngân hàng có được coi là tài sản của ngân hàng không? Thì đại diện NHNN cho hay, việc này phải căn cứ vào quy định của pháp luật trong từng trường hợp.

Ngoài ra, một số câu hỏi của đại diện VKS, đại diện NHNN tiếp tục xin trả lời sau hoặc sẽ trả lời bằng văn bản.

14h00: Tòa bắt đầu phiên làm việc buổi chiều.


>>> Dòng sự kiện: Xét xử phúc thẩm vụ Huyền Như


Theo Nhóm Phóng viên

hangnt

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên