MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xét vụ Huyền Như: “Giật mình” về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

15-01-2014 - 12:15 PM | Tài chính - ngân hàng

ECNA cho rằng giám sát đối với các Chi nhánh của TCTD khó có hiệu quả như mong muốn và chỉ tập trung vào giám sát tuân thủ, do các chi nhánh của TCTD không phải là đơn vị hạch toán độc lập.

Tại phiên luật sư thẩm vấn các bị cáo vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, vấn đề được đặt ra Ngân hàng Nhà nước có thực hiện thanh tra hoạt động của các Ngân hàng trong hệ thống theo định kỳ, trong khi các sai phạm của Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm kéo dài có được Thanh tra của NHNN phát hiện, cảnh báo hay không? Câu hỏi này không được các bị cáo và bên có trách nhiệm liên quan trả lời.

Tuy nhiên, trong báo cáo nghiên cứu “Khuôn khổ pháp lý về giám sát hợp nhất thị trường tài chính Việt Nam” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (ECNA) thực hiện, ECNA nhận xét rằng:

(i) Dù đạt được một số thành tựu quan trọng, bộ máy giám sát ngân hàng vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập so với yêu cầu bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của khu vực ngân hàng, cụ thể:

Tổ chức bộ máy giám sát của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng - CQTTGSNH phân bổ chưa hợp lý, chưa hoàn thiện. Trên thực tế, NHNN đã tổ chức thực hiện giám sát theo hai cấp gồm: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và bộ phận Thanh tra, giám sát ngân hàng tại các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.

Trong khi đó, giám sát đối với các Chi nhánh của TCTD khó có hiệu quả như mong muốn và chỉ tập trung vào giám sát tuân thủ, do các chi nhánh của TCTD không phải là đơn vị hạch toán độc lập mà kết quả hoạt động ở các chi nhánh chịu sự điều hành của Ngân hàng mẹ.

(ii) Thanh tra tại chỗ, thanh tra tuân thủ vẫn là phương pháp chủ yếu, song hiệu quả còn hạn chế. Trên thực tế, thanh tra tại chỗ chủ yếu chỉ có khả năng phát hiện các vi phạm pháp luật và tập trung xử lý các vi phạm phát hiện được, các rủi ro đã xảy ra trên thực tế, ví dụ như vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng, thất thoát tài sản, kinh doanh thua lỗ.

Sự phối hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ chưa thực sự hiệu quả. Hệ thống tiêu chí giám sát và chỉ tiêu thống kê chưa hợp lý, chưa có hệ thống cảnh báo sớm các rủi ro trong hoạt động của các TCTD; giám sát an toàn vĩ mô là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giám sát ngân hàng chưa được triển khai.

(iii) Công tác giám sát hoạt động NHTM hiện mới tập trung nhiều vào giám sát mang tính định lượng, trong khi còn thiếu những nhận định mang tính định tính về mức độ rủi ro và khả năng quản trị rủi ro của NHTM.

Ví dụ, rủi ro tín dụng của một NHTM mới chỉ được thể hiện trong thống kê các khoản nợ quá hạn, hoặc trong việc giám sát giới hạn tín dụng của NHTM, song còn thiếu đánh giá các tiêu chuẩn cấp tín dụng và đánh giá quy trình xem xét cấp tín dụng của NHTM...

Trong khi đó, các sai phạm trong vụ án Huyền Như được thực hiện ở các phòng giao dịch, trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng, do vậy, với thực trạng hoạt động của CQTTGSNH khó có hiệu quả như mong muốn.

Q. Nguyễn

quynhnn

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên