MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

10 nhân vật quyền lực nhất ở Trung Quốc (P1)

11-11-2012 - 12:25 PM | Tài chính quốc tế

Dưới đây là 10 cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến tương lai của Trung Quốc, theo đánh giá của CNBC. Sức ảnh hưởng của họ được thể hiện trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế cũng như xã hội.

Cuộc chuyển giao quyền lực 10 năm mới có 1 lần là 1 bước ngoặt cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong khi hiện nay tất cả mọi sự chú ý đều dồn về thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc, vẫn còn những cá nhân “đứng sau cánh gà”, thực hiện các thương vụ và đưa ra các quyết định mang tầm ảnh hưởng lớn. 

Dưới đây là 10 cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến tương lai của Trung Quốc, theo đánh giá của CNBC. Sức ảnh hưởng của họ được thể hiện trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế cũng như xã hội. 

Tập Cận Bình 

Hiện nay, ông Tập Cận Bình đang giữ chức phó Chủ tịch nước Trung Quốc đồng thời là phó chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương. Ông được dự đoán sẽ trở thành chủ tịch nước khi quá trình chuyển giao quyền lực hoàn tất. 

Người đàn ông 59 tuổi được coi là “thái tử”, sinh ra trong 1 gia đình đầy quyền lực. Bố của ông đã từng giữ chức phó thủ tướng. Tuy nhiên, Tập Cận Bình đã tự xây dựng con đường của riêng ông. Là kỹ sư hóa tốt nghiệp từ đại học Thanh Hoa, trong thời kỳ cách mạng văn hóa (1966-76), ông được cử tới làm việc tại vùng nông thôn nghèo ở miền Đông Bắc. 


Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, ông làm việc tại tỉnh Phúc Kiến trong 18 năm và trở thành lãnh đạo của tỉnh này trước khi trở thành bí thư tỉnh ủy tỉnh Triết Giang. Tháng 10/2007, ông lọt vào hàng ngũ Ủy ban thường trực bộ chính trị và trở thành nhân vật quan trọng trong cuộc chuyển giao quyền lực sắp tới. 

Tháng 9 vừa qua, ông Tập cũng gây xôn xao dư luận khi không xuất hiện trước công chúng trong 2 tuần. Do đó, tin đồn rộ lên, cho rằng ông bị ốm hoặc quá trình chuyển giao quyền lực có sự gián đoán. Mọi việc chỉ được sáng tỏ khi ông xuất hiện trở lại trong chuyến thăm tới 1 trường đại học với hình ảnh hoàn toàn khỏe mạnh. 

Khi lên nắm quyền vào năm tới, ông sẽ thừa hưởng 1 nền kinh tế đang giảm tốc và đứng trước áp lực phải tái cấu trúc nhằm giải quyết các vấn đề xã hội như tham nhũng, tự do chính trị và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. 

Lý Khắc Cường 

Lý Khắc Cường là phó Thủ tướng Trung Quốc kể từ năm 2008 và được dự đoán sẽ trở thành Thủ tướng vào tháng 3 tới. 

Giống như Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường cũng là 1 trong số hàng chục nghìn người được cử tới làm việc tại các trang trại ở miền Đông Trung Quốc khi mới 18 tuổi. Ông theo học ngành luật tại trường ĐH Bắc Kinh danh giá trong những năm 1980. 


Năm 2007, ông cũng trở thành 1 trong những thành viên của ủy ban thường vụ bộ chính trị Trung Quốc và được coi là người kế nhiệm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Tháng 8 vừa qua, trang mạng Reuters trích dẫn nguồn tin cho biết ông Hồ đang tác động để Lý Khắc Cường trở thành phó chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương. 

Mọi người cho rằng động thái này sẽ giúp ông Hồ giữ vững được tầm ảnh hưởng kể cả khi ông không còn giữ vị trí chủ tịch ủy ban sau khi nghỉ hưu. 

Giang Trạch Dân

Cùng với 2 ông Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào, Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân được coi là 1 trong 3 người quyền lực nhất Trung Quốc. 

Là chủ tịch nước từ năm 1993 đến 2003 và cũng là chủ tịch ủy ban quân sự trung quốc trong 16 năm. Dưới sự lãnh đạo của ông, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng gần gấp 4 lần, từ 440 tỷ USD lên 1,64 nghìn tỷ USD. 


Mặc dù đã nghỉ hưu cách đây 10 năm, người đàn ông 86 tuổi này vẫn có được sức ảnh hưởng trên chính trường. Ông cũng can thiệp vào quá trình lựa chọn các ứng viên cho các vị trí cấp cao, đặc biệt là cho ủy ban thường vụ bộ chính trị. 

Mặc dù truyền hình Hồng Kông đưa tin ông đã qua đời, Giang Trạch Dân liên tiếp xuất hiện trước công chúng trong thời gian gần đây. Tập Cận Bình được cũng được coi là một trong những hậu duệ thân cận với ông. 

Châu Tiểu Xuyên

Châu Tiểu Xuyên là thống đốc NHTW Trung Quốc (PBOC) đã gần 10 năm nay. 

Với vai trò là người đứng đầu NHTW Trung Quốc, ông Châu nổi lên là 1 người đầy quyền lực, gây khuấy động nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Năm 2005, PBOC đã đóng vai trò quan trọng trong việc lấy được sự đồng thuận trong ĐCS Trung Quốc trong việc triển khai quá trình định giá lại đồng nhân dân tệ. 

           
PBOC cũng là nhân tố chủ chốt khiến chính phủ Trung Quốc quyết định chấm dứt chế độ neo tỷ giá vào đồng USD vào năm 2010. Chính động thái này cũng đã giúp Trung Quốc đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu. 

Tháng 3/2009, ông là người kiến nghị lấy đồng nhân dân tệ làm đồng tiền dự trữ thay cho đồng USD. 
Năm ngoái, ông được tạp chí danh tiếng Forbes xếp vào danh sách 15 người quyền lực nhất thế giới và còn đứng trước Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ông cũng được tạp chí Euromoney xếp hạng “Thống đốc NHTW của năm” với nỗ lực mở cửa nền kinh tế Trung Quốc. 

Ông Châu có thể sẽ nghỉ hưu vào năm tới vì đã bước sang tuổi 65. Tuy nhiên, có nhiều khả năng ông sẽ trở thành cố vấn cao cấp của chính phủ. 

Tống Khánh Hậu 

67 tuổi, Tống Khánh Hậu là người giàu nhất Trung Quốc và cũng là chính trị gia giàu nhất. Ông là đại biểu quốc hội kể từ năm 2002. 


Là chủ tịch kiêm CEO của hãng sản xuất đồ uống lớn nhất Trung Quốc – tập đoàn Hangzhou Wahaha — tổng tài sản ròng của ông có giá trị 12,6 tỷ USD. Được thành lập năm 1987, giờ đây tập đoàn của ông đã có tới 200 chi nhánh và sản xuất cả quần áo trẻ em với 40 cơ sở sản xuất. Wahaha chiếm 15% thị phần đồ uống Trung Quốc với doanh số 1 tỷ USD/năm. 

Là nhân vật chủ chốt trên chính trường Trung Quốc, ông cũng là người gây ra nhiều tranh cãi. Năm 2008, ông bị thanh tra vì trốn 42,9 triệu USD thuế thu nhập trong 10 năm trước đó.  Ông cũng nhận được sự chú ý khi phát biểu rằng chính phủ Trung Quốc nên cắt giảm thuế; cho phép đầu tư tư nhân trong nhiều lĩnh vực hơn và kêu gọi cải cách thuế thu nhập cá nhân.  

Thu Hương

huongnt

CNBC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên