MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

14 điều cần biết về Fed (P2)

18-09-2013 - 08:39 AM | Tài chính quốc tế

Tại sao tỷ lệ thất nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quyết định của Fed?


8. Giờ đây Fed làm những gì? 

Fed đưa ra các chính sách tiền tệ nhằm củng cố sức khỏe của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến lãi suất và sau đó là nền kinh tế. Thông qua chính sách tiền tệ, Fed có thể can thiệp theo một số cách: 

1. Lãi suất chiết khấu: là lãi suất của các khoản vay mà các ngân hàng thương mại và các định chế nhận tiền gửi khác nhận được từ các chi nhánh của Fed. 

2. Dự trữ bắt buộc: số tiền mà ngân hàng phải dự trữ. Fed sử dụng công cụ này để kiểm soát số tiền mà các ngân hàng có thể cho vay. 

3. Hoạt động thị trường mở (OMO): có thể bạn đã từng nghe về việc Fed mua tài sản trong chương trình nới lỏng định lượng (QE). Các hoạt động trên thị trường mở cũng có cơ chế tương tự như vậy. Fed sử dụng chúng (mua trái phiếu trên thị trường mở) để điều chỉnh lãi suất liên bang theo mục tiêu cụ thể (lãi suất liên bang là thước đo để kiểm soát các khoản vay liên ngân hàng). 

Khi Fed giảm lãi suất liên bang (như đã làm kể từ khi khủng hoảng nổ ra), nó khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn và từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Ngược lại, nâng lãi suất liên bang có nghĩa là Fed cho rằng hệ thống đang quá lỏng lẻo và có thể tạo ra bong bóng. 

Với nền kinh tế ở trong giai đoạn hồi phục như hiện nay, Fed muốn giữ lãi suất ở mức thấp nhất có thể. Kể từ 2009, lãi suất đã luôn ở mức 0% (xem bảng bên). 

9. Fed có thể sử dụng biện pháp tiền tệ nào khi lãi suất đã ở mức 0? 

Đó chính là QE - chính sách tiền tệ chưa từng được sử dụng trong quá khứ.  

Trong bối cảnh không thể tiếp tục giảm lãi suất, Fed giới thiệu một loạt các chính sách tiền tệ mới, trong đó nổi bật nhất là QE - chương trình trong đó Fed mua tài sản để tăng cung tiền. Kể từ năm 2008, Fed đã mua hàng tỷ USD các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (chính tài sản này đã tạo ra khủng hoảng) và hàng tỷ USD trái phiếu kho bạc. Tổng cộng đã có 3 gói QE được đưa ra. 

QE tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp (một số người cho rằng thấp giả tạo). Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán và trái phiếu đã hồi phục. Tuy nhiên, những người phê phán QE cảnh báo rằng chương trình này khiến lạm phát tăng cao. Kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu của Fed. 

Mấy năm gần đây, lạm phát vẫn chưa xảy đến. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là QE là một chương trình hoàn hảo. Bảng cân đối kế toán của QE đã bị thổi phồng, lên 3.600 tỷ USD. 

10. QE sẽ chấm dứt?

Tháng 6 vừa qua, Fed đã khiến thị trường chao đảo khi thông báo sẽ "giảm dần cho đến hết" QE. Fed không cắt hẳn QE mà chỉ giảm tốc độ mua tài sản. Tuy nhiên, thị trường vẫn lo sợ lãi suất sẽ tăng lên. 

Dẫu vậy, kể cả nếu Fed có làm như vậy, QE vẫn sẽ được duy trì trong một thời gian dài nữa. Và, kể cả khi QE kết thúc, người ta vẫn không thể chắc chắn về việc Fed làm cách nào để "xì hơi" "quả bóng" 3.600 tỷ USD. 

11. Tuyên bố của Fed thực sự ảnh hưởng đến thị trường? 

Thông điệp của Fed rõ ràng hơn sẽ giúp nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn trước các diễn biến của nền kinh tế. Các NHTW thường có xu hướng hành động một cách bí ẩn, nhưng rõ ràng là Chủ tịch Bernanke muốn làm ngược lại và đây là điều đáng hoan nghênh.

Fed tuyên bố sẽ không thay đổi lãi suất liên bang cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 6 - 6,5%. Tỷ lệ hiện đang ở mức 7,3%. Nghe có vẻ rõ ràng, nhưng thị trường vẫn chao đảo mỗi khi Fed "mở miệng" hoặc thị trường dự đoán Fed sẽ làm như vậy. 

Các NHTW luôn khiến thị trường dậy sóng bởi những gì họ làm chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai nền kinh tế. Trong khi đó, dự báo về tương lai là thứ giúp nhà đầu tư kiếm tiền. Vì thế, bạn có thể hình dung nhà đầu tư sẽ giận dữ thế nào khi họ nghĩ rằng Fed không tuyên bố rõ ràng các dự định. 

12. Tại sao tỷ lệ thất nghiệp đóng vai trò quan trọng?

Là định chế đã có 100 năm lịch sử, trách nhiệm của Fed luôn luôn được luật pháp củng cố. Đạo luật Việc làm năm 1946 quy định chính phủ phải đặt ra mức trần cho tỷ lệ thất nghiệp. Năm 1977, Quốc hội thông qua Đạo luật cải cách Fed hướng dẫn Fed sử dụng chính sách tiền tệ để cải thiện thị trường lao động và kiểm soát lạm phát. Cuối những năm 1970 là thời kỳ tồi tệ của thị trường lao động và lạm phát. 
Cựu Chủ tịch Alan Greenspan (1987-2006) (ở giữa)

13. Tại sao Fed bị chán ghét? 

Có thể bạn đang nhớ đến sự việc nghị sĩ Ron Paul đã thực hiện chiến dịch vận động kêu gọi Fed ngừng hoạt động. Ngày nay, Fed vừa phải phải kiểm soát lạm phát, vừa phải giảm tỷ lệ thất nghiệp. Và, đây là một trong những điểm nhận nhiều sự chỉ trích. 

Các nhà phê bình nhấn mạnh rằng mục đích ban đầu của Fed là ngăn chặn sự hoảng loạn. Nếu như Fed quan tâm đến thị trường lao động, Fed phải giữ lãi suất ở mức thấp để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, lãi suất thấp là điều kiện để bong bóng phát triển. Năm 2001, bong bóng xuất hiện trên TTCK. 

14. Liệu sẽ có một cuộc khủng hoảng tiếp theo? 

Nếu có thể trả lời được câu hỏi này, bạn đã là thống đốc NHTW. Chắc chắn là Fed sẽ cố gắng để đảm bảo sức khỏe và sự ổn định của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy các lỗi lầm của NHTW. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, cựu Chủ tịch Alan Greenspan được ca ngợi hết lời vì đã tìm ra chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, chỉ đến nhiều năm sau đó, người ta mới nhận ra rằng chính sách lãi suất siêu thấp và giảm bớt các luật lệ đã nuôi dưỡng mầm mống của khủng hoảng. 
 
Phải mất nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ, để các chính sách tiền tệ phát huy hết tác dụng. Do đó, cách tốt nhất là hãy chú ý đến chúng. Và, đây là một công việc không dễ dàng.

Thu Hương

huongnt

Business Insider

Trở lên trên