MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2008: Năm khủng hoảng lương thực toàn cầu

07-05-2008 - 15:00 PM | Tài chính quốc tế

Sự nóng lên của trái đất giá dầu leo thang, bùng nổ dân số đẩy loài người vào một cơn khủng hoảng lớn nhất của thế kỷ 21.

Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lương thực lan rộng từ các quốc gia phát triển đến những nước đang phát triển.

Hơn 73 triệu người của 78 nước phụ thuộc vào lương thực cứu trợ của Chương trình Lương thực thế giới (WFP) phải chịu cảnh thiếu thốn khẩu phần trong năm nay. toàn cầu’’.

Tổ chức Nông Lương thế giới cảnh báo, giá cả gia tăng sẽ dẫn tới cuộc khủng hoảng lương thực ở 36 quốc gia, và tất cả đều cần tới sự hỗ trợ thêm. Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh ’’Nguy cơ suy dinh dưỡng là vấn đề không thể nào quên của cả thế giới’’

Theo số liệu từ WB, giá lương thực toàn cầu đã tăng 75% kể từ năm 2000 trong khi giá bột mỳ tăng 200%. Giá các loại lương thực khác như gạo, đậu tương đều ở mức cao kỷ lục, giá ngũ cốc ở đỉnh cao nhất trong vòng 12 năm.

Giá lúa gạo gia tăng cũng thúc đẩy giá thịt, gia cầm, trứng và các sản phẩm sữa tăng theo. Những cuộc biểu tình vì lương thực đã nổ ra ở khắp thế giới: Mexico, Tây Bengal, Senegal, Mauritania và nhiều nước châu Phi. Tại Yemen, trẻ em còn đánh nhau giành thức ăn. Ở London vào tuần trước, hàng trăm nông dân các trang trại nuôi lớn đã biểu tình phía ngoài phố Downing.

Nếu giá cả tiếp tục leo thang, ngày càng có nhiều người trên toàn cầu không thể có đủ lương thực cần thiết để tồn tại, và không có sự trợ giúp, họ sẽ trở nên tuyệt vọng. Những cuộc bạo động nhiều hơn nổ ra, chính phủ lung lay, triệu triệu người thiệt mạng.

WFP ước tính cần thêm 500 triệu USD để viện trợ lương thực cho 73 triệu người châu Phi, châu Á và Trung Mỹ. Người thiếu đói bây giờ ở khắp nơi nơi, cả thành thị và nông thôn.

Theo WB, nhu cầu lương thực thế giới sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Nguyên nhân thứ nhất là dân số thế giới sẽ tăng thêm 3 tỷ người vào năm 2050. Những nguyên nhân khác có thể kể đến là nhiệt độ toàn cầu gia tăng do ô nhiễm bắt đầu ảnh hưởng tới sản xuất lương thực ở rất nhiều nước.

Năm ngoái, Australia đã trải qua mùa hạn hán khắc nghiệt nhất trong hơn thế kỷ, vụ lúa mỳ giảm 60%. Thu hoạch lúa gạo của Trung Quốc cũng giảm xuống 10% trong bảy năm qua. Uỷ ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu của LHQ dự báo, trong 100 năm tới nước biển dâng cao một mét sẽ gây lụt lội khoảng 1/3 diện tích đất trồng thế giới.

Nhu cầu nhiên liệu sinh học xanh và nhu cầu dùng thịt gia tăng của thế giới là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng lương thực toàn cầu. Lượng tiêu dùng thịt của người Trung Quốc tăng trung bình 20kg năm 1985 lên 50kg hiện nay. Con số này ở mọi quốc gia đang phát triển đã tăng gấp đôi kể từ 1980.

Dự trữ lúa gạo thế giới ở mức thấp nhất trong 30 năm. Giá dầu tăng, dẫn tới sự gia tăng chi phí vận tải, và khiến giá phân bón đắt đỏ hơn nhiều. Giá phân bón đã tăng 150% trong năm năm qua. Điều này tác động lớn tới giá lương thực bởi chi phí phân bón chiếm hơn 1/4 tổng chi phí sản xuất lương thực tại Mỹ.

Hoài Anh
Tổng hợp từ IHT, THX

ngocdiep

Trở lên trên