MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 biện pháp chấm dứt khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu

18-07-2011 - 19:42 PM | Tài chính quốc tế

Nếu đưa ra chính sách mạnh tay ở hiện tại, thiệt hại tài chính trong dài hạn sẽ giảm đi nhiều.

Sau biến động trên thị trường Italia tuần trước, khủng hoảng tài chính tại châu Âu đã bước vào giai đoạn mới nguy hiểm hơn rất nhiều. Trước đây, chủ yếu nhóm nền kinh tế nhỏ đương đầu với khó khăn thế nhưng rủi ro này chưa tác động hệ thống đến ý tưởng liên minh tiền tệ hay chức năng của hệ thống tài chính toàn cầu. Sang thời kỳ mới, khủng hoảng đang đe dọa đến sự thống nhất tại châu Âu và sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Những gì đã diễn ra tại phiên đấu giá trái phiếu chính phủ nền kinh tế lớn thứ 3 tại châu Âu sẽ khiến chính trị gia cứng rắn nhất thế giới cũng phải thừa nhận rằng thế giới không còn nên được điều khiển bởi chính sách đến từ sự giáo điều, quan liêu và tư lợi.

Người ta đang hy vọng quan chức chính phủ châu Âu sẽ có thể định hướng được thay đổi mạnh mẽ, nếu không thế giới không thể đủ khả năng tài chính để tiếp tục thể hiện sự nhẫn nhịn giống như cái mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và nhóm nước không thuộc G20 đã thể hiện với lãnh đạo châu Âu trong 15 tháng qua.

Cần phải thừa nhận 2 thực tế nếu có khả năng thành công. Thứ nhất, trong một cuộc khủng hoảng tài chính, việc duy trì niềm tin vào hệ thống cực kỳ quan trọng. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã được khen ngợi bởi chỉ trong 12 tiếng họ sẵn sàng để cho Lehman phá sản.

Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đúng khi lo lắng rằng việc trừng phạt chủ nợ chỉ để mang tính cảnh cáo hay nhận được sự ủng hộ về chính trị thực sự quá liều lĩnh trong hệ thống hoạt động phụ thuộc vào niềm tin.

Những ai để cho Lehman đóng cửa tin rằng từ khi ngân hàng Bear Stearns sụp đổ, thời gian đã trôi qua và thị trường đã học được bài học cũng như có sự chuẩn bị cần thiết. Trên thực tế, bài học lớn nhất đó là tìm lối thoát như thế nào, vì thế những vụ phá sản thiếu kiểm soát gây ra tác động đến hệ thống lớn hơn nhiều so với tính toán.

Thứ hai, việc một nước có thể có khả năng thanh toán hay không phụ thuộc không chỉ vào khối nợ của nước này mà còn vào cam kết đối với chính sách nội địa và bối cảnh kinh tế nói chung. Trước các vấn đề về niềm tin, người ta thường bỏ qua các vấn đề về thanh khoản.

Những con nợ với khả năng thanh khoản tốt khi lãi suất gần hoặc dưới mức tăng trưởng danh nghĩa của họ sẽ mất khả năng thanh toán nếu lãi suất tăng cao hơn, áp lực lãi suất lên cao hơn và nỗi lo thanh khoản tồn tại tồn tại trong một vòng xoáy khắc nghiệt. Điều này đã xảy ra tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland và rủi ro này đang tồn tại ở Italia hay Tây Ban Nha.

Tóm lại, cách tiếp cận theo kiểu cho nhóm nước không thể tiếp cận thị trường vay tiền ở mức lãi suất hợp lý không thể được duy trì lâu. Phần lớn nợ sẽ không bao giờ được trả ngay cả nếu quy mô của nó cản trở dòng vốn tư nhân và bất kỳ sáng kiến tạo ra tăng trưởng nào được đưa ra.

Việc cho rằng nhóm nước nợ nần nhiều nhất có thể giải quyết được các khoản nợ của họ ở mức lãi suất hiện tại chỉ khiến uy tín của các nhà hoạch định chính sách đi xuống khi họ đánh giá rằng yếu tố căn bản tại Tây Ban Nha và Ý vẫn khá tốt.

Việc tiếp tục cho vay ở mức lãi suất ưu tiên chỉ khiến quy mô của hoạt động tái cơ cấu trở nên lớn hơn. Người ta đã để quá lâu không chịu thừa nhận rằng nợ của Hy Lạp không thể được duy trì. Ngoài ra cũng không hợp lý nếu cho rằng chỉ riêng việc tái cơ cấu Hy Lạp sẽ giải quyết được vấn đề khủng hoảng niềm tin.

Cần chuyển hướng tiếp cận chính sách theo hướng tập trung nhiều hơn vào ngăn rủi ro hệ thống, khởi động lại tăng trưởng và khôi phục lại niềm tin chứ không chỉ đơn giản ngăn thảm họa.

Sự thực Hy Lạp, Italia hay Ireland cần hỗ trợ giải quyết nợ và rằng chủ nợ không còn chấp nhận thiệt hại đồng nghĩa với cần thêm nỗ lực từ phía các nhà hoạch định chính sách châu Âu.

Thật may mắn, nếu người ta mạnh tay ở hiện tại, chi phí trong dài hạn sẽ giảm đi nhiều.

Các nhà hoạch định chính sách châu Âu cần khẳng định lại cam kết ổn định của họ như khi đưa ra đồng tiền chung và thừa nhận rằng sự sụp đổ của bất kỳ nền kinh tế châu Âu nào hoàn toàn không chấp nhận được. Nếu họ có quan điểm chính trị tốt, phản ứng chính sách không mấy khó khăn. Ngoài ra, họ cần phải làm tốt các cam kết sau.

Thứ nhất, đối với một số nước trong khu vực, lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ chính thức cần được điều chỉnh giảm xuống mức của châu Âu.

Thứ hai, những nước mà lãi suất vay tiền đã cao hơn khoảng 200 điểm cơ bản so với mức lãi vay thấp nhất trong hệ thống các nước sử dụng đồng euro, cần được cho phép không phải đóng tiền cho các kế hoạch giải cứu.

Thứ ba, cần có cam kết rõ ràng rằng dù điều gì xảy ra, không một tổ chức tài chính lớn tại bất kỳ nước nào được cho phép sụp đổ. Thảm họa tài chính tồi tệ trong lịch sử: Indonexia năm 1997; Nga năm 1998; Mỹ năm 2008 đều đến khi các nhà hoạch định chính sách để cho tâm lý nghi ngờ bao trùm chức năng cơ bản của hệ thống tài chính. Trách nhiệm này nên thuộc về ECB, với sự hỗ trợ chính trị cần thiết.

Thứ tư, những nước được cho là đang theo đuổi tốt chính sách sẽ được cho phép mua đảm bảo phát hành nợ mới với mức giá hợp lý.

Các biện pháp này sẽ phát huy tác dụng tốt để kiềm chế bão nợ châu Âu. Nó sẽ giúp giảm khoản tiền mà các nước đang vay tiền phải trả, bảo vệ các nước khỏi việc buộc phải tham gia vào các chương trình giải cứu hay khỏi việc niềm tin trên thị trường suy giảm, ngoài ra đảm bảo ECB tiếp tục hỗ trợ duy trì sự ổn định cho các ngân hàng.

Đình Hảo
Theo FT

ngocdiep

Trở lên trên