MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 biểu đồ thể hiện sức khỏe nền kinh tế Nga

23-03-2014 - 18:04 PM | Tài chính quốc tế

Với động thái can thiệp vào Ukraine của Nga và những lệnh trừng phạt của Mỹ và EU, các chỉ tiêu tài chính của Nga đang diễn biến theo chiều hướng rất tiêu cực.

Vài tuần gần đây, trước những căng thẳng ở Ukraine và lệnh cấm vận được Mỹ và EU liên tiếp đưa ra đối với Nga, nhiều nhà kinh tế học đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này. 

Biểu đồ dưới đây cho thấy dự báo về lạm phát năm 2014 ở mức cao hơn khá nhiều so với cách đây một vài tháng, trong khi dự báo về tăng trưởng GDP và thặng dư cán cân vãng lai bị hạ xuống.


Động thái can thiệp vào Ukraine đã làm xáo trộn thị trường tiền tệ và dòng vốn chảy vào Nga. Đồng ruble giảm giá mạnh so với đồng USD.

Biến động của đồng ruble so với USD

Một đồng ruble yếu hơn không hẳn là điều quá xấu đối với nền kinh tế Nga, nhưng những biến động đi kèm với nó là điều đáng lo ngại. Biểu đồ dưới đây thể hiện biến động của TTCK Nga và lợi suất trái phiếu Nga trong cùng khoảng thời gian với biểu đồ trước.

                                                            TTCK Nga giảm mạnh

                         
Lợi suất trái phiếu Nga kỳ hạn 10 năm

Tất cả những diễn biến trên thị trường buộc Bank Rossii (NHTW Nga) hôm 6/3 phải nâng lãi suất cơ bản. Đây là động thái được nhiều người nhận định sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng. 


Vladimir Miklashevsky, nhà kinh tế học đến từ Danske Bank, cho rằng nâng lãi suất “sẽ phá hủy nghiêm trọng tăng trưởng kinh tế của Nga do làm sụt giảm tiêu dùng tư nhân, đầu tư cố định và làm tăng độ biến động của lãi suất trên thị trường tiền tệ”. 

Động thái nâng lãi suất được Nga đưa ra với mục đích ổn định thị trường tài chính và dòng chảy của vốn, nhưng có vẻ như chính sách này đã tỏ ra không hiệu quả. 

Nga đã đối mặt với tình trạng bị rút vốn ồ ạt trong một vài tuần gần đây, thặng dư cán cân vãng lai đang dần thu hẹp không còn đủ khả năng chống đỡ. Đây là yếu tố cơ bản đe dọa “sức khỏe” của đồng ruble. 

Dòng vốn bị rút ra (màu xanh đậm) và thặng dư cán cân vãng lai (màu xanh nhạt)
(% GDP)

Cho đến thời điểm này vẫn chưa có số liệu chính thức của quý I/2014, nhưng dựa trên bối cảnh hiện nay, có lẽ dòng vốn sẽ tiếp tục bị rút ra khỏi Nga. 

Cũng giống như Danske Bank, ngân hàng Citi cũng hạ dự báo tỷ lệ tăng trưởng năm 2014 từ 2,6% xuống còn 1%. 

Diễn giải động thái này, chuyên gia kinh tế Ivan Tchakarov giải thích những ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và tiêu dùng của Nga: 

"Đầu tư sẽ là hoạt động thể hiện rõ nét những ảnh hưởng mà biến động trên thị trường gây ra cho tăng trưởng kinh tế. 

Liệu nền kinh tế có tích cực hơn trong năm 2014 phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư vào dầu và khí (chủ yếu là đầu tư công) có thể vượt qua tình trạng u ám của năm 2013 hay không với một vài dự án mới. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, kịch bản này khó có thể xảy ra. Do đó, Citi cắt giảm dự báo tăng trưởng đầu tư từ mức 3,8% trước đó xuống còn 0%. 

Chi tiêu tiêu dùng cùng sẽ bị ảnh hưởng. Mặc dù tiêu dùng là điểm sáng duy nhất trong bức tranh kinh tế vĩ mô của Nga, hoạt đông này có xu hướng đi xuống do lo ngại tiêu dùng bùng nổ tạo nên bong bóng và điều này dẫn đến những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Giờ đây, Dự báo tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cũng bị hạ từ 4,2% xuống còn 3,2%".

Minh Anh

huongnt

Business Insider

Trở lên trên