MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 thách thức lớn nhất của nữ Tổng giám đốc đầu tiên trong lịch sử IMF

29-06-2011 - 07:08 AM | Tài chính quốc tế

Nhiệm vụ trước mắt là giải quyết khủng hoảng nợ châu Âu và tàn dư của khủng hoảng tài chính.

Bà Christine Lagarde, Bộ trưởng Tài chính Pháp, đã chính thức đươc chọn để làm tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để giải quyết khủng hoảng nợ châu Âu và cân bằng giữa nhu cầu của nhóm nước mới nổi cũng như nhóm nước phát triển.

Bà sẽ bắt đầu công việc của mình vào ngày 05/07/2011. Bà đã chiến thắng thống đốc Ngân hàng Trung ương Mêhicô bằng uy tín của một nhà đàm phán tài tình trong thời khủng hoảng tài chính trong cả G20 cũng như trong cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra tại châu Âu khi Liên minh châu Âu phải hỗ trợ cho Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.

Định hướng các chính sách hỗ trợ cho nhóm nước này và củng cố nền kinh tế những nước đó là 1 trong 5 thách thức lớn nhất của bà khi bà chuyển từ Paris sang Washington để bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm trong vai trò lãnh đạo cao cấp nhất thứ 11 của IMF.

Bà cũng cần phải khôi phục lại đạo đức tại một trong những tổ chức quyền lực nhất thế giới này. Vấn đề đạo đức đang trở nên hết sức căng thẳng sau khi cựu Tổng giám đốc bị bắt bởi các cáo buộc tấn công tình dục và buộc phải từ chức, các cáo buộc cho đến nay vẫn chưa được làm rõ và đưa ra kết luận cuối cùng.

Ông Edwin Truman, chuyên gia kinh tế kiêm cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, nhận xét: “Nhiệm vụ trước mắt là giải quyết khủng hoảng nợ châu Âu và tàn dư của khủng hoảng tài chính. Tiếp theo cần giải quyết về vấn đề pháp lý. Phần lớn dư luận cho đến nay vẫn hoài nghi về hoạt động bỏ phiếu để đưa ra thỏa thuận cuối cùng.”

IMF công bố bà Lagarde được lựa chọn dựa trên sự đồng thuận của 187 nước thành viên.

Bà Lagarde sẽ phải quyết định liệu IMF có sẵn sàng cung cấp thêm tiền cho Hy Lạp, nước nhận số tiền hỗ trợ lớn thứ 2 trong lịch sử IMF, EU đang cố gắng đưa ra gói giải cứu mới để ngăn khả năng nước này phải tái cơ cấu nợ.

Bà Lagarde, trong vai trò nữ Tổng giám đốc đầu tiên trong lịch sử IMF, cũng sẽ được đối xử công bằng. Bà cũng là nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên trong nhóm G7, nữ chủ tịch đầu tiên của công ty luật Baker & McKenzie LLP, công ty luật lớn thứ 5 trên thế giới tính theo doanh thu. Bà đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài chính Pháp vào tháng 6/2007, ngay trước khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu.

Khả năng đàm phán của bà đã giúp mang đến sự đồng thuận của khu vực đồng tiền chung châu Âu về giải pháp giải quyết khủng hoảng nợ châu lục này. Giải pháp cuối cùng đã được đưa ra chỉ trong những giờ đầu tiên trong ngày 10/05/2011. Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc Liên minh châu Âu đã làm việc thâu đêm để lập ra quỹ 750 tỷ euro tương đương 1,06 nghìn tỷ USD để hỗ trợ tài chính cho chính phủ các nước đang gặp khó khăn về tài chính cũng như giữ được khối.

Việc bà Lagarde được lựa chọn đứng đầu IMF được hỗ trợ bởi thỏa thuận ngầm theo đó người Mỹ đứng đầu Ngân hàng Thế giới còn người châu Âu lãnh đạo IMF.

Khi công bố chính thức việc chạy đua để vào vị trí đứng đầu IMF, bà Lagarde đã cam kết sẽ nhanh chóng thực thi thỏa thuận vào năm 2010 về việc Trung Quốc sẽ có tiếng nói lớn thứ 3 trong IMF và nhóm nước như Braxin và Hàn Quốc có thêm quyền lực. Thỏa thuận cũng sẽ khiến tầm ảnh hưởng của nhóm nèn kinh tế phát triển tại châu Âu giảm đi.

Ngọc Diệp
Theo Bloomberg,Reuters

ngocdiep

Trở lên trên