MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 thay đổi lớn nhất tại Trung Quốc năm 2010

29-12-2010 - 15:35 PM | Tài chính quốc tế

Những thay đổi này sẽ mang lại không ít thách thức với thế giới trong thập niên tới. 10 hoặc 20 năm sau, thế giới sẽ lại choáng váng với nhiều sự thật mới về Trung Quốc.

Thế giới đã quen với tốc độ ấn tượng của thay đổi tại Trung Quốc. Thêm một năm nữa, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 10%.

Thế nhưng giống như các bậc cha mẹ thường đánh dấu chiều cao của con họ lên cửa, cũng cần lưu trữ lại những gì đang diễn ra tại Trung Quốc.

Vấn đề này không chỉ đơn giản là vấn đề ghi lại tăng trưởng của Trung Quốc. Trên thực tế nhưng dấu ấn được lưu lại ở đây thật khó để đo đếm.

Năm 2010, kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật và vì thế năm 2010 sẽ được lưu dấu trong sử sách. Tuy nhiên theo cách khác, năm 2010 cũng chứng kiến nhiều thay đổi ấn tượng của Trung Quốc. Dưới đây là 6 điểm đáng chú ý nhất:

1. Ngoại giao: Chính sách ngoại giao của Trung Quốc chuyển sang hướng khắc nghiệt hơn? Tuyên bố có phần hơi quá, quan điểm thận trọng của Bắc Kinh bắt nguồn từ nỗ lực của Mỹ muốn khẳng định tầm ảnh hưởng trong khu vực. Chính quyền Bắc Kinh coi đó như sự can thiệp.

2. Google: Trung Quốc đã thể hiện sức mạnh đối với Google khi công ty sở hữu công cụ tìm kiếm trực tuyến phổ biến nhất thế giới này đe dọa sẽ rời Trung Quốc. Google cũng đã muốn thách thức Trung Quốc bằng việc thu hẹp hoạt động tại thị trường Internet lớn nhất nhưng không mang lại lợi nhuận cao nhất của công ty.

Trung Quốc đã thay đổi thái độ với nhóm công ty đa quốc gia sở hữ công nghệ và đầu tư mà Trung Quốc từng thèm khát. Sau khi đã hấp thu được khá nhiều công nghệ từ nước ngoài, Trung Quốc dường như đang tạo ra sân chơi thuận lợi hơn cho nhóm công ty nội địa nước này.

3. Tàu: Năm vừa qua, Trung Quốc đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực. Nhờ đầu tư tăng trưởng mạnh, hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc hoạt động tốt và có quy mô lớn hơn tất cả các nước còn lại trên thế giới.

Hiện nay chỉ mất 3 tiếng để đi 1.068 km từ Vũ Hán đến Quảng Châu trong khi vào năm 2009, việc di chuyển quãng đường trên mất đến 10 tiếng. Chặng đường từ Chicago cho đến New York với quãng đường tương tự mất đến 18 tiếng.

4. Đồng nhân dân tệ: Trung Quốc cho đến nay vẫn từ chối những áp lực định giá lại đồng nhân dân tệ. Năm 2010, đồng nhân dân tệ tăng giá 3% so với đồng USD. Tuy nhiên quan trọng hơn, Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp để quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.

Đáng quan tâm nhất phải kể đến việc Trung Quốc cho phép ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Trung ương các nước đầu tư vào thị trường trái phiếu liên ngân hàng tại Trung Quốc, nhóm đối tượng trên có thêm lý do để sở hữu đồng nhân dân tệ. Ngân hàng Trung ương Malaysia chắc chắc không đơn lẻ trong việc giữ một phần tài sản bằng đồng nhân dân tệ.

5. Đất hiếm: Năm 2010, thế giới mới thật sự chú ý đến sự thật: Trung Quốc kiểm soát 97% nguồn cung đất hiếm của thế giới, nguyên tố đầu vào quan trọng trong sản xuất, chế tạo hàng điện tử, vũ khí, tên lửa.

Các công ty Trung Quốc đang mua ồ ạt nhiều tài nguyên khác, tăng cường dự trữ than dá, đồng, quặng sắt và dầu. Trung Quốc cực kỳ khôn ngoan trong việc mua gom quyền khai thác, hành động này tạo ra ít dư luận hơn so với khai thác hầm mỏ và giếng dầu.

Sau 10 năm nữa, thế giới sẽ lại bàng hoàng nhận ra Trung Quốc không chỉ nắm thế kiểm soát nguồn cung đất hiếm mà còn thống trị nhiều nguồn cung tài nguyên khác.

6. Foxconn: Hàng loạt vụ tử tự tại nhà máy 300 nghìn công nhân của Foxconn ở miền Nam Trung Quốc không chỉ khiến lương lao động tại khắp Trung Quốc tăng từ 20 dến 25% mà còn khiến người ta đặt câu hỏi về mô hình lao động giá rẻ đã mang lại tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc suốt 30 năm qua.

Sản xuất tại nhiều nước khác, từ Bangladesh cho đến Indonexia, đang tăng trưởng, lương cho lao động trong ngành sản xuất cũng được cải thiện. Đối với Trung Quốc, sự phát triển của ngành công nghiệp nước này sẽ tập trung nhiều hơn vào nhóm tỉnh sâu trong lục địa và kém phụ thuộc vào xuất khẩu.

Một số xu thế trên đang khiến không ít nước lo lắng. Tuy nhiên cần phải ghi nhận thực tế rằng sự đi lên của Trung Quốc thực tế đã tạo ra ít sự bất bình. Thành công trong việc giúp hàng triệu người thoát cảnh đói nghèo cần được đánh giá cao.

Gần đây, người ta thường thích nói về một Trung Quốc đang đi lên, tuy nhiên mọi chuyện còn quá sớm. Trung Quốc mới chỉ hồi phục sau thời kỳ u ám suốt 200 năm qua. Khi Trung Quốc thực sự trỗi dậy, sẽ chẳng còn cần ghi dấu nữa. Người ta cũng sẽ quá dễ dàng nắm bắt sự đi lên đó.

Ngọc Diệp
Theo FT


ngocdiep

Trở lên trên