MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ANZ: Triển vọng ngắn hạn của kinh tế toàn cầu u ám

20-04-2009 - 17:18 PM | Tài chính quốc tế

ANZ nhận định sau khủng hoảng, ngành tài chính thế giới sẽ được điều tiết chặt chẽ hơn, USD không mất vị thế là đồng tiền chính trong dự trữ tiền tệ thế giới.

1.Nguyên nhân khủng hoảng tài chính toàn cầu

 

Sự thất bại của các chính sách kinh tế vĩ mô

 

Ngân hàng Trung ương các nước phương Tây hạ lãi suất xuống quá sâu, và duy trì mức lãi suất này trong thời gian quá lâu sau khi vụ bong bóng công nghệ vỡ và bê bối doanh nghiệp thời kỳ năm 2000-2002.

 

Ngân hàng Trung ương các nước đang phát triển và nước cung cấp dầu mỏ khiến khủng hoảng thanh khoản trầm trọng hơn thông qua hoạt động neo tỷ giá hối đoái của họ.

 

Sự thất bại của chính sách điều tiết thị trường

 

Khung điều tiết thị trường thường không theo kịp tốc độ đổi mới của thị trường tài chính, đặc biệt là các loại hình phái sinh.

 

Các nhà điều tiết thị trường không phản ứng kịp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng chìm.

 

Sự thất bại trong việc dự báo và quản lý rủi ro

 

Việc sử dụng các công thức toán học dựa trên giá các loại phái sinh (chứ không tính toán dựa trên lịch sử giá) để dự báo về khả năng không trả được nợ dẫn đến đánh giá quá thấp rủi ro.

 

2. Cần bao nhiêu tiền để giải quyết khủng hoảng tài chính?

 

Tính từ giữa năm 2007 cho đến nay, mức thua lỗ của ngành ngân hàng các nước và khu vực lớn trên thế giới lần lượt như sau: Mỹ (427 tỷ USD); Anh (118 tỷ USD); lục địa châu Âu (158,9 tỷ USD); Canada (10,8 tỷ USD); Nhật (13,7 tỷ USD).

 

Tính cả mức thua lỗ của các tổ chức tài chính khác, tổng thua lỗ trên toàn cầu cho đến nay đã lên tới 1.038,5 tỷ USD. Theo ước tính của IMF, mức thua lỗ này tính đến hết năm 2009 sẽ là 2.200 tỷ USD.

 

Từ giữa năm 2007, ngành ngân hàng các nước đã phải tăng vốn thêm, mức tăng vốn tại các thị trường lần lượt: Mỹ (411,1 tỷ USD); Anh (93,4 tỷ USD); Lục địa châu Âu (218,7 tỷ USD); Canada (15,8 tỷ USD), Nhật (14,1 tỷ USD). Tính cả lượng vốn đã tăng thêm tại một số tổ chức khác, tổng lượng vốn đã tăng thêm là 921,9 tỷ USD.

 

Theo tính toán, các ngân hàng trên thế giới sẽ cần thêm từ 800 tỷ đến 1 nghìn tỷ USD.

 

3. Biến động của USD

 

Nếu chỉ xét riêng USD, thị trường dự đoán USD sẽ mất giá do thâm hụt ngân sách Mỹ lớn, suy thoái kinh tế sâu, tỷ lệ lãi suất cơ bản đã về gần mức 0%.

 

Tuy nhiên một số đồng tiền khác cần tăng giá mới có thể đẩy USD hạ giá. Khả năng đó khó xảy ra.

 

Những yếu tố kinh tế căn bản tại Nhật và châu Âu hiện tệ hại hơn tại Mỹ rất nhiều và trên thực tế chính phủ Mỹ đang đưa ra biện pháp cứu kinh tế mạnh tay hơn các nước phát triển khác.

 

Cho đến nay, chưa thể dự báo chắc chắn USD sẽ biến động ra sao trong thời gian tới. Khả năng lớn nhất là USD sẽ tăng giá so với các đồng tiền lớn khác trên thế giới.

 

Có yếu tố cho thấy USD sẽ hạ giá so với nhân dân tệ, nhưng Trung Quốc chắc chắn sẽ không để điều này xảy ra.

 

4. Triển vọng ngắn hạn của kinh tế toàn cầu hết sức u ám

 

Khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ chưa qua cho đến khi những nghi ngờ về khả năng thanh toán của các ngân hàng lớn trên thế giới chấm dứt.

 

Chính phủ các nước sẽ cần phải cam kết hàng trăm tỷ USD cho các kế hoạch cứu kinh tế và tiến hành quốc hữu hoá thêm nhiều ngân hàng.

 

Thời kỳ suy thoái kinh tế thế giới hiện nay có nhiều điểm tương đồng với thời kỳ kinh tế đi xuống trước chiến tranh thế giới: hoạt động kinh tế đi xuống bất ngờ, nhiều nước sẽ bước vào thời kỳ giảm phát.

 

Trung Quốc sẽ là nền kinh tế đầu tiên tăng trưởng mạnh trở lại nhưng chỉ riêng Trung Quốc là không đủ để vực dậy cả thế giới.

 

Nguy cơ bảo hộ tăng cao, điều này sẽ trầm trọng hơn khi các chính sách kinh tế vĩ mô không mang lại hiệu quả như mong muốn.

 

Nguy cơ bảo hộ tài khoản vốn (trọng tâm vào dòng chảy vốn đầu tư) cũng lớn như nguy cơ bảo hộ tài khoản vãng lai ( trọng tâm là các rào cản thương mại).

 

Ngân hàng ANZ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2009 và năm 2010 của một số nền kinh tế lớn trên thế giới:
 

 

5. Thế giới sẽ ra sao sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu qua đi?

 

Hệ thống tài chính toàn cầu sẽ có khung điều tiết mới

 

Các ngân hàng sẽ phải chịu quy định về vốn chặt chẽ hơn

 

Những yêu cầu này sẽ hết sức đa dạng để giảm rủi ro bong bóng giá tài sản

 

Sự điều tiết sẽ được thắt chặt với nhiều loại hình tổ chức tài chính

 

Các công cụ tài chính phái sinh sẽ được quản lý chặt chẽ hơn

 

Chính phủ sẽ can thiệp mạnh tay hơn vào nền kinh tế

 

Vai trò của Mỹ trong nền kinh tế thế giới sẽ đi xuống, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ khẳng định vị thế của mình vững chắc hơn.

 

G20 sẽ có vị thế lớn hơn so với G7 hay G8, các điều tiết các tổ chức cũng sẽ đi theo hướng khác.

 

Đồng USD sẽ chưa thể đánh mất vị thế là đồng tiền dự trữ lớn của thế giới.

 

Ngọc Diệp

Theo ANZ

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên