MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bạc Hy Lai có thể thoát án tử hình?

01-08-2013 - 16:01 PM | Tài chính quốc tế

Vừa qua, truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải một bài báo nhấn mạnh những nguy hại của việc phán quyết án tử hình cho các nhân vật chính trị gây mâu thuẫn.

Duowei News, trang tin của người Trung Quốc ở nước ngoài cho biết ngày 22/7, 3 ngày trước khi ông Bạc chính thức bị truy tố các tội danh nhận hối  lộ, tham ô và lạm dụng chức quyền tại tòa án Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông, Tân Hoa Xã và Nhân dân nhật báo cùng đăng bài báo về lịch sử của Đảng.

Bài báo cho biết nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trần Vân (1905-1995) đã từng cảnh báo mối nguy hiểm nếu quyết định xử tử Giang Thanh, vợ của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông và là lãnh đạo “Bè lũ bốn tên” trong thời kì Cách mạng văn hóa.  

Theo bài báo này, khi Giang Thanh và liên minh chính trị của bà bị “hạ bệ” ngay sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976, phần lớn các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đều muốn xử tử bà. Tuy nhiên, ông Trần Vân, một trong 8 lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản và là một trong những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng nhất thời điểm đó, đã thuyết phục thành công các nhà lãnh đạo Đảng khác không xử từ bà Giang Thanh.

Bài báo dẫn lời ông Trần nói với các nhà lãnh đạo cấp cao nhằm thuyết phục họ từ bỏ án tử hình đối với bà Giang Thanh rằng: “Đây là cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng” và việc sát hại lẫn nhau sẽ “chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn”.

Năm 1981, bà Giang Thanh bị kết án tử hình và 2 năm sau đó, mức án này được chuyển thành án tù chung thân. Năm 1991, bà Giang Thanh tự sát.

Một số nhà quan sát chính trị Trung Quốc cho rằng thời điểm bài báo được đăng tải và nội dung của bài báo có thể là thông điệp tế nhị rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc không muốn kết án tử hình ông Bạc Hy Lai mặc dù dư luận trong nước đang kêu gọi trừng phạt mạnh tay hơn nữa các quan chức tham nhũng.

Cũng giống như vụ Giang Thanh, các cáo buộc đối với ông Bạc được nhiều người cho là có động cơ chính trị bởi lẽ chiến dịch khôi phục tư tưởng Mao Trạch Đông mà ông thể hiện ở thành phố Trùng Khánh đã trở thành mối đe dọa của con đường chiến lược mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chọn – con đường hướng tới tự do lớn hơn và cải cách sâu rộng hơn.

Thế nhưng các cáo buộc chính thức đối với ông Bạc lại đậm chất hình sự. Ông Bạc bị truy tố vì “lợi dụng chức vụ là một công chức để tư lợi, nhận tiền hối lộ dưới dạng tiền mặt và tài sản với số lượng lớn” và “biển thủ số lượng lớn tiền công quĩ cũng như lạm dụng quyền lực”.

Theo Tùng Lâm

huongnt

Infonet

Trở lên trên