MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bài học cho ngày nay từ cuộc Đại Khủng Hoảng 1929

11-10-2008 - 16:41 PM | Tài chính quốc tế

Đại Khủng Hoảng năm 1929 xảy ra cách đây gần 80 năm. Nhiều chuyên gia cho rằng có sự tương đồng giữa cuộc khủng hoảng hiện nay và hỗn loạn thời 1929.

Điều gì đã xảy ra?

 

Tháng 10/1929, cổ phiếu trên phố Wall sụt giảm mạnh sau thời kỳ tăng trưởng bùng nổ những năm 1920.

 

Chỉ trong hai ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 25% (kết thúc vào ngày thứ Ba đen tối, 29/10/1929).

 

Lượng giao dịch cổ phiếu trên sàn đạt mức kỷ lục trong 40 năm.

 

Trước khi hạ xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 7/1932, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã hạ 89% và chỉ số này đã không thể hồi phục lại mức đỉnh cao hồi năm 1929 cho đến mãi năm 1954.

 

 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng?

 

Hiện nay người ta vẫn còn tranh luận với nhau rất nhiều về nguyên nhân của cuộc Đại Khủng Hoảng này.

 

Khi giá chứng khoán tăng gấp 4 lần trong thập kỷ trước, đã quá đủ đặc điểm để nhận biết trên thị trường đang hình thành bong bóng.

 

 Hoạt động đầu cơ với quy mô lớn hình thành nhiều vào những năm 1920. Chỉ trong năm 1929, đã có một lượng cổ phần kỷ lục là 1,124,800,410 được giao dịch trên sàn NYSE. Từ đầu năm 1928 đến tháng 9 năm 1929, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng từ 191 điểm lên 38139 điểm. Không một nhà đầu tư nào có thể bỏ qua mức lợi nhuận như vậy

 

Chuyên viên ngân hàng đầu tư, nhà môi giới, chuyên viên giao dịch và đôi khi cả người sở hữu chứng khoán hợp lại với nhau để kéo giá chứng khoán để rồi sau đó xả ra khi đã kiếm được lời. Mánh khóe mà họ thường sử dụng là khéo léo mua đi bán lại lẫn nhau một loại chứng khoán ít được quan tâm, mỗi lần giao dịch, họ lại đẩy giá lên một chút.

 
Người Mỹ xếp thành hàng dài chờ nhận đồ cứu tế ở thành phố New York năm 1932.
 

Việc đầu cơ chứng khoán tăng cao trong năm 1929.

 

Ngân hàng Trung ương đã hạ lãi suất xuống mức thấp chưa từng có trong 7 năm.

 

Cuộc Đại Khủng hoảng của Mỹ năm 1929-1933 có nguyên nhân lớn từ sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Một số nhà nghiên cứu tài chính cho rằng, trong giai đoạn 1929-1933 lẽ ra Mỹ chỉ phải trải qua một cuộc suy thoái nhẹ theo đúng qui trình của chu kỳ kinh tế lúc đó nếu FED đã không mắc sai lầm là phản ứng quá chậm trong việc giải cứu các ngân hàng.

 

 Tác động của cuộc khủng hoảng?

 

 Khi giá chứng khoán giảm mạnh, các nhà đầu tư bỏ nhiều tiền vào chứng khoán nhận thấy mức lỗ khủng khiếp của họ và phát hoảng.

 

 Đối với nhiều nhà đầu tư và môi giới chứng khoán, tình thế quá sức chịu đựng.

 

 Nhiều tin đồn về chuyện người ta nhảy khỏi cửa sổ văn phòng tự tử bắt đầu lan ra.
 


Người gửi tiền ngân hàng vây kín một ngân hàng năm 1933.

 

 Mặc dù nhiều lời đồn đại đã phóng đại câu chuyện nhưng thực tế đã có người tự tử để thoát khỏi nỗi đau tài chính.

 

 Khi sự trì trệ và sụp đổ lan ra các ngành khác ở Hoa Kỳ, số người thất nghiệp lên tới 13 triệu và các biển ''Không Cần Người'' bắt đầu xuất hiện khắp nơi.

 

 Chuyên gia tư vấn tài chính Russel Bickell hồi tưởng: ''Khi đó người ta vay mượn nhiều ngay trước khi thị trường sụp đổ, cũng giống như hôm nay, ai cũng đang vô cùng hạnh phúc,'' ông nói.

 

 ''Người ta đang kiếm rất nhiều tiền nhưng bỗng nhiên mọi thứ thay đổi.''

 

Khi 17 tuổi, ông Bickell bắt đầu làm việc tại một công ty môi giới chứng khoán tại thị trấn ReadingPennsylvania.

 

Cuộc Đại Khủng Hoảng trên phố Wall tác động lớn tới tăng trưởng kinh tế Mỹ và cuối cùng ảnh hưởng của nó lan ra toàn thế giới.

 

Kinh tế Mỹ sụt giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp lên mức 25%, và còn nhiều người khác bị cắt giảm giờ làm việc.

 

Hệ thống ngân hàng Mỹ chấn động mạnh, hành động đầu tiên của tổng thống Roosevelt khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống là đóng cửa tất cả các ngân hàng trong hai tuần để quan chức thuộc FED kiểm tra sổ sách các ngân hàng.

 

Không có trợ cấp thất nghiệp của chính phủ, lương công nhân ngày một hạ, ngày một nhiều nhà máy đóng cửa.

 

Phần lớn các nhà quan sát tin rằng các nhà hoạch định chính sách kinh tế đã khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn bằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ và cân bằng ngân quỹ khi khủng hoảng diễn biến xấu.
 
Một người đàn ông vô gia cư co ro trong cái rét.

 

Số liệu hậu quả Đại Suy Thoái

 

13 triệu người thất nghiệp

 

Sản lượng công nghiệp giảm 45% từ năm 1929 tới năm 1932

 

Số nhà xây mới giảm 80% từ năm 1929 tới năm 1932

 

Từ năm 1929 tới năm 1932, 5.000 ngân hàng phá sản.

 

Những giải pháp nào đã được đưa ra?

 

Ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Herbert Hoover làm yên lòng người Mỹ rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt.

 

Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm 1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình an sinh xã hội.
 
Người đàn ông thất nghiệp nằm dài trên cảng ở thành phố New York năm 1935.

 

Tuy nhiên, chính quyền của ông Roosevelt không có nhiều thành công trông hồi phục tăng trưởng kinh tế và lòng tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp.

 

Cuối cùng vấn đề được giải quyết ra sao?

 

Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, hỗ trợ hay bảo vệ các khoản thế chấp.

 

Mãi đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ áp dụng lý thuyết kinh tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục.

 

Sản lượng sản xuất tăng gấp đôi trong chiến tranh, tình trạng thất nghiệp biến mất khi phụ nữ và người da đen được kêu gọi tham gia vào lực lượng lao động thay cho hàng triệu người đã tham gia vào quân ngũ.

 

Vào lúc đỉnh cao, chính phủ Mỹ đã vay nợ một nửa tiền cần thiết để có tiền chi trả cho chiến tranh.
 
Một bà mẹ trẻ ở bang Oklahoma ngồi chờ việc tại California năm 1937.

 

 Bài học cho ngày nay

 

Có ba bài học mà các nhà hoạch định chính sách nên rút ra và áp dụng để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay

 

Bài học thứ nhất là thị trường tài chính, ngân hàng và nền kinh tế các nước có liên hệ mật thiết, vì thế những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác.

 

Bài học thứ hai là các chính phủ nên can thiệp nhanh chóng và chủ động khi kinh tế khủng khoảng. Việc chính phủ Mỹ và các ngân hàng trung ương chậm chạp can thiệp những năm 1930 khiến cuộc khủng hoảng ngày một tệ hại..

 

Thứ ba, có nguy cơ khoảng trống về chính sách giữa hai nhiệm kỳ tổng thống . Năm 1933, khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ diễn biến xấu hơn trong khoảng thời gian 5 tháng giữa khoảng thời gian cuộc bầu cử hoàn thành và tổng thống mới nhận chức.

 

Ngọc Diệp

Tổng hợp từ BBC

ngocdiep

Trở lên trên