MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất bình đẳng và tăng trưởng - Sự đánh đổi đắt giá? (P1)

31-10-2012 - 12:07 PM | Tài chính quốc tế

Giảm bớt tình trạng bất bình đẳng không nhất thiết có nghĩa là nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả hơn.

Hồi đầu năm nay, ứng cử viên  Đảng Cộng hòa Mitt Romney đã làm xôn xao dư luận khi bác bỏ những lo ngại về vấn đề bất bình đẳng - kết quả của cuộc "chiến tranh giai cấp" không hề được nhắc tới trong bài diễn thuyết trước công chúng. Thay vì tranh luận về  phân phối thu nhập, ông lập luận ủng hộ việc xây dựng một nước Mỹ "dựa vào nhân tài", với các chính sách tập trung tăng trưởng kinh tế. 

Sự phớt lờ của ông Romney đối với khoảng cách thu nhập đang là vấn đề gây tranh cãi ngay cả ở Mỹ. Tuy nhiên, không phải mình ông cho rằng phân phối thu nhập không bao giờ đi đôi với động lực phát triển. Lâu nay, quan điểm chủ yếu của các nhà kinh tế là luôn có một sự đánh đổi giữa sự thịnh vượng và bình đẳng thu nhập.

Bất bình đẳng thúc đẩy tăng trưởng?

Cách đây một thế kỷ, bất bình đẳng được coi là điều kiện cần cho đầu tư và tăng trưởng bởi vì người giàu kiếm được nhiều hơn. Năm 1919, nhà kinh tế học người Anh Keynes đã viết “chính sự bất bình đẳng trong phân phối làm cho khối tài sản cố định khổng lồ và những cải thiện tài chính có thể phân biệt “Thời đại vàng” với những thời đại khác. 

Gần đây, người ta quan tâm đến tác dụng khuyến khích của nó. Milton Friedman biện luận rằng bất bình đẳng càng lớn thì càng khích lệ mọi người làm việc chăm chỉ hơn và đẩy mạnh năng suất lao động. Gary Becker từ trường Đại học Chicago nghĩ rằng bất bình đẳng khuyến khích người ta đầu tư vào giáo dục. 

Trái lại, tái phân phối không mang lại hiệu quả do thuế đánh cao hơn và chính phủ ngừng trợ cấp cho tầng lớp lao động chân tay. Nước nào càng lớn thì các cơ chế khuyến khích cá nhân càng bị bóp méo.

Tự do kinh tế và cơ chế khuyến khích tốt hơn đã thúc đẩy tăng trưởng ở Trung Quốc, Ấn Độ và những nơi khác. 

Kinh nghiệm của Thụy Điển cho thấy việc bác bỏ quy định, thuế thấp hơn, ít phúc lợi hơn sẽ tăng động lực kinh tế ngay cả khi họ giảm sự bình đẳng. Tuy nhiên, những phân tích sau đây lại cho thấy logic này không hoàn toàn đúng. 

Sự thật trái ngược ?

Trước hết, ở những nước có khoảng cách thu nhập lớn nhất, bất bình đẳng gia tăng một phần là do sự cứng nhắc và độc quyền như trong luật lao động của Ấn Độ, hệ thống hộ khẩu và độc quyền nhà nước ở Trung Quốc hay nền tài chính quá lớn để phá sản của Mỹ. Những yếu tố biến dạng như vậy làm giảm hiệu quả của các nền kinh tế.
 
Mặt khác, ở các nước nhỏ hơn và do đó ít vấn đề hơn thì nhìn chung bất bình đẳng gia tăng không xảy ra. Ở nhiều quốc gia giàu có, chi tiêu chính phủ đã tăng lên kể từ thập niên 1970. Thành phần xã hội thay đổi, đi liền với việc chi nhiều tiền hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe cho người già và người giàu có, và ít đầu tư cho trẻ em nghèo. Những chuyển biến hiện nay vừa không mấy tiến bộ vừa không thúc đẩy tăng trưởng.

Ngoài ra, kinh nghiệm gần đây từ Trung Quốc cho tới Mỹ đều chỉ ra rằng mức độ bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng có thể dẫn đến bất bình đẳng cơ hội cho thế hệ tiếp theo và do đó làm giảm sự di động xã hội. 

Ở những nước có chất lượng dịch vụ công cộng thấp và không tập trung kinh phí cho giáo dục, mối liên hệ đó càng bền chặt. Khoảng cách về cơ hội càng lớn đồng nghĩa với việc ít người có trình độ, kỹ năng hơn và do đó tăng trưởng trong tương lai sẽ chậm hơn. 

Những nghiên cứu thực tế

Thật khó để xác định bất bình đẳng có lợi hay bất lợi. Nhiều năm qua, nhờ có sự phát triển của công tác thống kê dữ liệu xuyên quốc gia trong thập niên 1990, các nhà kinh tế có thể so sánh hệ số Gini và tăng trưởng GDP ở nhiều nước. Song, kết quả lại không rõ ràng bởi có nhiều mâu thuẫn. 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng cách thu nhập là nguyên nhân của việc tăng trưởng chậm hơn. Một số khác lại cho thấy điều ngược lại. 

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây ủng hộ ý kiến cho rằng bất bình đẳng có thể gây bất lợi. Trong một bài phân tích đầy thuyết phục vào năm 2011, 2 chuyên gia kinh tế của IMF là Andrew Berg và Jonathan Ostry đã xem xét ở góc độ thời gian tăng trưởng thay vì chỉ đơn giản so sánh tốc độ tăng trưởng. 

Họ nhận thấy rằng ở những nước bình đẳng hơn tăng trưởng bền hơn, và phân phối thu nhập quan trọng cho việc kéo dài thời gian tăng trưởng hơn là mức độ tự do hóa thương mại hay chất lượng của các tổ chức chính trị của một quốc gia.

Các nhà nghiên cứu khác đã cố gắng phân chia những loại bất bình đẳng “không khỏe” bằng việc sử dụng 2 chỉ số bất bình đẳng cơ hội lần đầu tiên được phát triển bởi Ngân hàng Thế giới đã đề cập ở trên. 

Hai nhà kinh tế Tây Ban Nha là Gustavo Marrero và Juan Gabriel Rodríguez đã xây dựng một chỉ số về cơ hội kinh tế cho riêng các bang của nước Mỹ. Họ phát hiện ra rằng tăng trưởng GDP của các tiểu bang tỷ lệ nghịch với bất bình đẳng cơ hội, nhưng không phải với bất bình đẳng nói chung. Văn kiện sắp tới của Ngân hàng Thế giới nhận định các quốc gia có bình đẳng giáo dục thấp hơn (được đo bằng Chỉ số Cơ hội con người) sẽ phát triển chậm hơn.

Trần Thùy

huongnt

Economist

Trở lên trên