MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bloomberg: TP Hồ Chí Minh sẽ tăng trưởng nhanh thứ 4 ở châu Á

22-05-2015 - 16:20 PM | Tài chính quốc tế

Ấn Độ có tới 6 trong số 10 thành phố được dự báo sẽ trở thành thành phố tăng trưởng nhanh nhất châu Á trong vòng 5 năm tới.

Theo một nghiên cứu vừa được Oxford Economics công bố, 5 năm nữa, thành phố tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á sẽ là Delhi của Ấn Độ. Trong 10 thành phố châu Á thuộc danh sách này, có 3 của Trung Quốc, 6 của Ấn Độ. Đặc biệt, thành phố còn lại là TP Hồ Chí Minh của Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 7,5% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019.

Nền kinh tế của thành phố Delhi được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 8,5% mỗi năm trong 5 năm tới. Thành phố miền Nam Chennai và trung tâm tài chính Mumbai sẽ tăng trưởng lần lượt 7,8% và 7,6%. Bắc Kinh nằm ở vị trí số 10 với mức tăng trưởng dự báo 6,2%.

Các thành phố châu Á tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2015 - 19 theo dự báo của Oxford Economics

Các thành phố châu Á tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2015 - 19 theo dự báo của Oxford Economics

“Các dự báo của chúng tôi cho thấy các thành phố cấp hai của Trung Quốc sẽ dần dần đóng vai trò quan trọng hơn đối với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới”, Richard Holt – người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các thị trường toàn cầu tại Oxford Economics – nhận định. “Tuy nhiên, quá trình điều chỉnh này sẽ mất nhiều thời gian trong khi kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc”.

Mặt khác, Ấn Độ đang chứng kiến nền kinh tế tăng tốc và niềm tin ngày càng được cải thiện. IMF đã dự báo tăng trưởng của Ấn Độ trong năm nay và năm sau sẽ vượt qua Trung Quốc. Nếu chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài, các thành phố lớn của nước này có thể tăng trưởng rất mạnh trong những năm tới.

Hai thành phố khác của châu Á là Manila và Jakarta sẽ tăng trưởng lần lượt 5,6% và 6,1%, trong khi Kuala Lumpur sẽ tăng trưởng thấp hơn 5% cho tới năm 2019. Tốc độ tăng trưởng của Singapore sẽ vượt qua Hồng Kông, trong khi của Bangkok sẽ thấp hơn so với phần còn lại của Thái Lan khi với tốc độ chỉ đạt 2,6% mỗi năm.

Tất nhiên, tăng trưởng tốt không có nghĩa là các thành phố của châu Á sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Ô nhiễm môi trường và tắc đường ở Ấn Độ sẽ tồi tệ hơn vì Ấn Độ đang nhanh chóng đô thị hóa. Khu vực đô thị Delhi có dân số hơn 16 triệu người và đây vẫn chưa phải là nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới. Delhi sẽ sớm phải đi theo con đường tái cân bằng và giảm lượng tiêu thụ than đá như của Trung Quốc.

Tú Anh

Bloomberg

Trở lên trên