MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

California sụp đổ toàn diện, vì đâu? (phần 2)

28-03-2011 - 22:26 PM | Tài chính quốc tế

Nền chính trị California về cơ bản là “một đám điếc cãi lộn với nhau” (chữ của GS Trường Kinh doanh Havard George Lodge).

Kỳ trước: California sụp đổ toàn diện, vì đâu? (phần 1)

Các nhóm lợi ích quá quyền lực

Trong cuốn “Logic hành động tập thể” (1965), Mancur Olson cho rằng các cá nhân duy lý sẽ làm việc chăm chỉ với một mục đích cụ thể dành riêng cho các thành viên của nhóm (ví dụ như quản giáo liên kết với nhau để đòi tăng lương); họ sẽ thiếu nhiệt tình hơn với việc công có lợi ích được chia sẻ rộng rãi.

Một khi đã hình thành, rất khó lay chuyển được một nhóm lợi ích. Duy trì đặc quyền giúp các thành viên trong nhóm có thêm rất nhiều lợi ích trong khi các nhà cải cách tương lai sẽ phải tốn rất nhiều công sức để quảng bá cho một lợi ích chung mù mờ nào đó.

Dân California từ lâu đã than vãn về lương bổng của các quản giáo, dù vậy cho đến gần đây họ mới dám lấy hết quyết tâm chính trị để hành động.

Ở các nước giàu, không có nhóm lợi ích nào minh họa cho cuốn sách của Olson tốt hơn nông dân.

Ở thung lũng Trung tâm, California, hàng tỷ đôla tiền thuế bốc hơi trước mắt bạn khi nông dân phung phí số nước quý giá của tiểu bang để trồng những loại cây mà đáng ra không bao giờ xuất hiện trên sa mạc.

40% ngân sách EU vẫn tiêu tốn vào nông nghiệp. Nông dân Ba Lan được miễn thuế thu nhập. Tương tự như các quản giáo, nông dân vẫn được hưởng trợ cấp nhờ các chính trị gia bảo thủ.

Ngay sau khi nắm quyền ở Washington, phe Cộng hòa bắt đầu khắc phục tình trạng lãng phí trong viện trợ nước ngoài bằng cách cố đưa ngân khoản dành cho nước nhận nhiều viện trợ nhất, Israel, vào ngân sách Lầu Năm góc.

Các nhóm lợi ích hoạt động đặc biệt hiệu quả trong các hệ thống chính trị như ở Mỹ, nơi cần phải quyên tiền tranh cử và bầu cử sơ bộ trong đảng mới là vấn đề.

Một chính trị gia Cộng hòa kể lại súng đã được vận động hành lang như thế nào. Nếu một nghị sỹ Cộng hòa đồng thuận với chương trình nghị sự của Hiệp hội Súng trường quốc gia (NRA), ông ta sẽ có chút tiền và được trợ giúp công tác tổ chức.

Nếu không, NRA sẽ đứng sau đối thủ trong cuộc bầu cử sơ bộ của ông. Thế nên bắt tay với NRA dễ dàng hơn nhiều. Nhiều nghị sỹ Dân chủ cũng nói y hệt về công đoàn giáo viên và cải cách giáo dục. Không đáng đi gây hấn với họ.

Lý thuyết của Olson giúp giải thích vì sao vận động hành lang quy mô lớn của giới doanh nghiệp lại dẫn tới các nhóm lợi ích đặc biệt hẹp hơn.

50 năm trước California do một cá nhân xuất chúng trong giới kinh doanh điều hành, ông sẵn sàng hạ thấp thuế, tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhưng luôn rất quan tâm tới phúc lợi của tiểu bang.

Kể từ đó, giới doanh nhân California đã phát hiện ra rằng vận động hành lang có mục tiêu có thể làm lợi cho việc kinh doanh của họ rất nhiều. Điều đó khiến khó thu được sự ủng hộ của họ đối với các dự án vì lợi ích chung như giao thông ở vùng Vịnh.

Các thủ tục mới cũng xuất hiện khi các doanh nghiệp cá thể vận động thay đổi luật lệ và tạo ra thêm rào cản gia nhập đối với các công ty mới.

Ngày càng nhiều thuế má và thủ tục

Nghiên cứu năm ngoái của Viện nghiên cứu Thái Bình Dương viết: California có chính quyền lớn thứ 4 trong các bang ở Mỹ, với chi tiêu của bang và địa phương tương đương 18,3% tổng sản phẩm tiểu bang (GSP).

Texas, tiểu bang thường được so sánh với California, chỉ tiêu có 12,1% GSP.

Nghiên cứu cũng quan tâm tới hệ thống thuế và xếp California đứng thứ 45 trong 50 bang, khi thuế suất bậc thang tăng quá nhanh gây tác hại đặc biệt nghiêm tọng.

Hệ thống thuế của tiểu bang đã rối tung kể từ khi bong bóng dotcom vỡ đúng lúc California dựa quá nhiều vào thuế thu nhập từ vốn. Khi người nộp thuế tìm cách lách luật, tiểu bang cũng cố thu thuế mọi lúc mọi nơi trong khi miễm giảm thuế cho những nhóm vận động hành lang thân tín.

Điều này minh họa cho hai vấn đề đặc hữu trong trong các chính quyền ở phương Tây. Vấn đề hẹp là cần cải cách hệ thống thuế.

Luật thuế của Mỹ đã tăng từ 1,4 triệu chữ năm 2001 lên 3,8 triệu chữ năm 2010. Các thành viên EU cũng làm cho hệ thống thuế của họ ngày càng phức tạp, với ngoại lệ đặc biệt duy nhất là hệ thống thuế đồng đều của Estonia.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng thuế nên nhắm tới tiêu dùng và tránh khỏi thu nhập và đầu tư. Nhưng hệ thống ấy có là gì thì nó cũng nên dễ hiểu một chút.

Vấn đề rộng hơn là luật lệ ngày càng nhiều, trong đó thuế chỉ là phần rắc rối nhất.

Nhiều luật mới đã được thông qua ở Châu Âu và Mỹ có những mục đích thật cao cả: chăm sóc sức khỏe tốt hơn, không khí sạch hơn, giảm phân biệt đối xử đối với người thiểu số.

Nhưng Philip Howard từ Common Good đã chỉ ra rằng chúng quá phiền hà, dự luật về y tế của TT Obama dài tới 2.000 trang, và một khi đã thành luật, hiếm khi bị bãi bỏ.

Một giải pháp là làm theo Texas và chỉ để các cơ quan lập pháp họp theo định kỳ. Một cách khác là thêm điều khoản để bộ luật ấy sau một thời gian tự động hết hiệu lực.

Chính trị bế tắc

60 năm trước, nền chính trị ở California khá ấm áp. Đầu những năm 50, Pat Brown, cha của Jerry Brown, khi ấy là Tổng Chưởng lý theo phe Dân Chủ , từng đi chung ô tô từ Sacramento tới San Francisco vào thứ 6 với Thống đốc theo phe Cộng hòa Earl Warren.

Trong diễn văn nhậm chức năm nay, Jerry Brown miêu tả chính trị hiện nay về căn bản là cuộc chiến giữa “Modocian” và “Alamedan” (Modocian là những thị trấn nông thôn bảo thủ theo phe Cộng hòa và Alameda là những vùng đất theo phe tự do ở phía Đông San Francisco).

Người ta thích quy sự cừu địch này cho internet và những kênh truyền hình nặng tư tưởng bè phái như Fox News. Nhưng thường thì nó lại có nguyên nhân từ phía cơ cấu, như gian lận bầu cử chẳng hạn.

California thường chọn những người trung dung, như người Cộng hòa có tư tưởng tự do hay người Dân chủ có tư tưởng bảo thủ, lên làm Thống đốc, nhưng các khu vực bầu cử cơ quan lập pháp lại thường được thiết kế để đảm bảo số lượng ghế “an toàn” cao nhất.

Điều này có nghĩa là với phần lớn các chính trị gia chỉ có bầu cử sơ bộ trong nội bộ Đảng mới quan trọng. Cựu Thống đốc Schwarzenegger đã thông qua được một sáng kiến trao việc sắp xếp lại khu vực bầu cử cho một ủy ban độc lập.

Nhưng trên bình diện quốc gia, còn lâu Mỹ mới có được một cuộc thảo luận nghiêm túc về thâm hụt ngân sách.

GS Trường Kinh doanh Havard George Lodge, người từng tranh cử với Ted Kennedy tại Massachusetts năm 1962, cho rằng nhiều quốc gia phương Tây nay thảo luận như một bọn điếc.

Phe bảo thủ muốn nói về các vấn đề “vĩ mô” (thu gọn nhà nước) thay vì “vi mô” (nên cắt giảm chi tiêu thế nào). Phe tự do muốn nói về các chương trình “vi mô” cụ thể mà không bàn đến cái hóa đơn rất “vĩ mô” của các chương trình ấy.

Minh Tuấn
Theo Economist

ngocdiep

Trở lên trên