MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cần bao nhiêu tiền để được vào nhóm 1%?

05-05-2014 - 18:12 PM | Tài chính quốc tế

1% và 99% là những cụm từ được sử dụng khá phổ biến trong mấy năm gần đây khi nói về tình trạng chênh lệch giàu nghèo.

* Phong trào "Chiếm phố Wall" nở rộ ở các thành phố lớn của Mỹ kể từ hồi tháng 9-2011 được coi như là một "cuộc chiến giai cấp" trong lòng xã hội Mỹ. "99% chúng ta" - tức là đa số dân cư trong xã hội, chống lại "1% chúng nó", những người có thu nhập cao nhất xã hội, được cho là nắm đa số tài sản xã hội trong khi phần đông còn lại không có gì. 

1% và 99% là những cụm từ được sử dụng khá phổ biến trong mấy năm gần đây khi nói về tình trạng chênh lệch giàu nghèo. Cuốn sách mới được xuất bản với tựa đề ““Chasing the American Dream” (tạm dịch: Đuổi theo giấc mơ Mỹ) của tác giả Mark Rank sẽ đem đến một góc nhìn khá mới lạ và thú vị về nhóm 1%.

Trở lại thời điểm phong trào Chiếm phố Wall nở rộ với câu khẩu hiệu nổi tiếng “Chúng ta là 99%”, Mark Rank đặt ra câu hỏi: Chính xác thì ai là nhóm 99%? Mối quan hệ giữa nhóm 99% và 1% ra sao?
Là một giáo sư nghiên cứu về các chính sách an sinh xã hội tại ĐH Washington, Rank có những công cụ để kiểm chứng điều này. Cùng với đồng tác giả Thomas Hirschl (ĐH Cornell), ông đã rà soát số liệu khảo sát theo dõi thu nhập của hàng nghìn người Mỹ trong quãng thời gian 4 thập kỷ. Và, họ đã rất ngạc nhiên trước những phát hiện mới. 

Theo đó, nhóm những người kiếm được nhiều tiền nhất không phải là một thế giới xa vời và không thể chạm đến được như những gì người ta thường mô tả. Nghiên cứu của Rank và Hirschl cho thấy xét trên một số khía cạnh của đời sống, cứ 5 người Mỹ thì có 1 người nằm trong nhóm 2%. Và, cứ 8 người thì có 1 người có ít nhất 1 năm chi tiêu giống như nhóm 1%. 

Vậy thì ai là người nằm trong nhóm 1%? 

Barrett Yeretsian năm nay 34 tuổi và đang sống trong một căn hộ chung cư bình dân ở vùng ngoại ô nằm ở phía Nam của bang California. Yeretsian cho rằng anh thuộc về tầng lớp trung lưu. Mẹ anh là một góa phụ sở hữu một cửa hàng sách ở Los Angeles và đôi lúc cũng gặp khó khăn về tài chính. Yeretsian có được tấm bằng đại học với sự hỗ trợ của gia đình và học bổng. 

Tốt nghiệp đại học, anh từ chối hai trường đại học luật thuộc hàng top đầu và thử sức trong ngành âm nhạc với vai trò là nhạc sĩ và nhà sản xuất. Sau nhiều năm sống một cuộc sống bình dị, Yeretsian có bước ngoặt trong đời khi bài hát Jar of Hearts trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện trong chương trình truyền hình thực tế “So You Think You Can Dance.”

 “Gần như mọi thứ đã thay đổi chỉ sau 1 đêm”, Yeretsian nói. Anh đã gia nhập nhóm 1% kể từ mấy năm trước. Tuy nhiên, Yeretsian không chi tiền cho những thứ xa xỉ. “Hàng năm tôi đều đi du lịch Hawaii và cũng đầu tư vào một số bất động sản. Tuy nhiên, tôi cho là mình đang ở trong tình trạng thoải mái về mặt tài chính. Điểm khác biệt lớn nhất là bạn có được sự thoải mái”.

Jason Laan là một trường hợp khác mới gia nhập vào nhóm 1% sau khi ứng dụng trên điện thoại iPhone do anh viết ra trở nên phổ biến. Đối với anh, điều ngạc nhiên nhất khi lọt vào nhóm 1% là không phải lúc nào bạn cũng có cảm giác giống như đang ở đỉnh cao. 

“Trước đây, tôi nghĩ rằng những người thuộc nhóm 1% sẽ bỏ ra 10.000 USD để mua một chiếc ghế để trong phòng ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn kiếm được 34.000 USD mỗi năm (mốc để lọt vào nhóm 1% trong một vài năm gần đây), bạn sẽ thấy chẳng cần phải lãng phí tiền bạc cho những thứ như vậy”, Lann chia sẻ.

Năm mà Lann kiếm được số tiền đủ để lọt vào nhóm 1%, anh hỏi kế toán rằng liệu mình có nên xem xét tận dụng lợi thế kẽ hở về thuế hoặc tài sản ở nước ngoài để bảo vệ một phần thu nhập hay không. Tuy nhiên, người kế toán cười to và nói rằng anh chưa giàu đến mức đó. 

Rank và Hirschl đưa ra một kết luận đáng chú ý khác về nhóm 1%: mặc dù cứ 8 người Mỹ thì có 1 người ở trong nhóm 1% trong 1 năm, chỉ có 1 trong số 100 người có thể ở lại nhóm này trong 1 thập kỷ hoặc lâu hơn nữa. 

Thu Hương

huongnt

Business Insider

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên