MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Canh bạc" của các NHTW

13-12-2012 - 16:21 PM | Tài chính quốc tế

Các NHTW trên khắp thế giới đang nỗ lực giải cứu nền kinh tế thế giới với những công cụ mà họ chưa bao giờ sử dụng. Tất cả đều mang tính chất thử nghiệm.

2 tháng 1 lần, tại tầng 18 của tòa nhà hình trụ hướng ra sông Rhine, hơn một chục lãnh đạo đến từ các NHTW lại gặp mặt vào các buổi tối Chủ nhật để ăn tối và bàn bạc

Cuộc trò chuyện trên bàn ăn xung quanh các vấn đề về tiền tệ và nền kinh tế chứ không phải là những vấn đề học thuật. Người tham dự chính là thống đốc của các NHTW lớn nhất thế giới. Họ đại diện cho những quốc gia hàng năm tạo ra GDP hơn 15.000 tỷ USD, tương đương với 3/4 sản lượng của kinh tế thế giới.

Cuối cùng, các cuộc bàn bạc bí mật này sẽ tập trung vào những vấn đề của kinh tế thế giới và các biện pháp can thiệp mạnh mẽ của các NHTW để có thể kiểm soát các nền kinh tế. Kể từ năm 2007, các NHTW đã bơm vào hệ thống tài chính thế giới số tiền khổng lồ (hơn 11.000 tỷ USD). Đối mặt với sự phục hồi yếu ớt và châu Âu suy kiệt, những nỗ lực càng được đưa ra nhiều hơn với hàng tỷ USD được bơm thêm vào thị trường thông qua trái phiếu chính phủ, các khoản thế chấp và cho vay. 

Chiến lược tiền tệ của họ không thể được tìm thấy trong các quyển sách giáo khoa căn bản. Thực chất, các thống đốc đang đưa ra những thử nghiệm đầy rủi ro, vẽ nên một phần trong công trình nghiên cứu hàn lâm được khởi xướng bởi một số người đã từng học tập và giảng dạy tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT) trong những năm 1970 và 1980. 

Trong khi các chính phủ, kể cả chính phủ Mỹ, không thể nhất quán về chính sách tài khóa (tức việc làm sao để cân bằng giữa thuế và chi tiêu 1 cách hiệu quả nhất trong bối cảnh tăng trưởng chậm chạp), các thống đốc NHTW đang vạch ra con đường của riêng họ, độc lập với các cử tri và chính trị gia. 

Nếu như nhóm người này đúng, họ sẽ giúp thế giới tránh được kịch bản kinh tế trì trệ trong thời gian dài và cũng tránh được "vết xe đổ" của các NHTW trong những năm 1930. Ngược lại, nếu họ sai, chính họ sẽ là người gây ra lạm phát và "gieo mầm" cho 1 cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo. Thất bại cũng dẫn đến việc các NHTW bị hạn chế về quyền lực và sự động lập. 

Theo Kenneth Rogoff, giáo sư kinh tế tại đại học Havard và đồng thời cũng là đồng tác giả của cuốn sách "This Time is Different" (tạm dịch: Lần này sẽ khác) tóm tắt các cuộc khủng hoảng tài chính trong suốt 8 thế kỷ, không thể chắc chắn biện pháp mà các NHTW đưa ra sẽ hiệu quả đến đâu. Tác phẩm vẫn trong quá trình hoàn thiện và họ chấp nhận rủi ro bởi đây là chiến lược thử nghiệm. 

Kết thúc cuộc họp hôm qua, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng qui mô gói QE3 lên 85 tỷ USD mỗi tháng. NHTW Anh cũng đã nhất trí bơm hàng tỷ bảng vào các doanh nghiệp và hộ gia đình thông qua các ngân hàng. NHTW châu Âu (ECB) thì cam kết sẽ giảm chi phí đi vay. NHTW Nhật Bản (BoJ) đang mua tới 91 nghìn tỷ yên trái phiếu chính phủ, nợ doanh nghiệp và cổ phiếu. 

Tất cả các cam kết này đều hướng đến mục tiêu hạ thấp chi phí đi vay và kích thích thị trường chứng khoán, thúc đẩy chi tiêu và đầu tư của các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình. Tuy nhiên, các biện pháp này chưa từng được kiểm chứng trên phạm vi toàn cầu và các thống đốc NHTW đã phải liên tục nhóm họp để lường trước những rủi ro. 

Và, 1 ngày sau cuộc họp, các thống đốc NHTW nhận được lời cảnh báo. "Các NHTW đang bị mắc kẹt ở giữa, buộc phải trở thành những nhà hoạch định chính sách cuối cùng. Họ đang kích thích tiền tệ trên phạm vi rất rộng", Jaime Caruana, Tổng giám đốc của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đã nhận định như vậy. Ông bổ sung rằng các biện pháp khẩn cấp có thể mang lại những tác dụng không mong muốn nếu được thực hiện trong thời gian quá dài. 

Bên cạnh đó, 1 nỗi lo khác xuất hiện: đẩy mạnh thị trường chứng khoán và cấp tín dụng quá dễ dãi sẽ khiến các quyết định chính trị cương quyết hơn nhằm sửa chữa các vấn đề như thâm hụt ngân sách ngày càng phình to bị hoãn lại. 

Giới phê bình trong đó bao gồm các chuyên gia kinh tế đến từ BIS - cơ quan ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các cuộc họp về môi trường tài chính thời kỳ hậu khủng hoảng. Họ cho rằng trong nỗ lực tìm kiếm tăng trưởng, các NHTW đang bị "kéo căng". Stephen Cecchetti, người đang điều hành phòng tiền tệ tại BIS, khẳng định các NHTW không thể giải quyết những vấn đề mang tính chất cấu trúc của nền kinh tế và điều này đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. 

Các NHTW chỉ là người kiểm soát nguồn cung tiền của toàn thế giới. Khi nguồn cung được mở ra, lượng tiền lớn ồ ạt chảy vào và làm nền kinh tế nóng lên. Lãi suất và thất nghiệp có thể giảm xuống nhưng nguy cơ lạm phát xuất hiện. Khi van cung tiền bị đóng lại, lãi suất lại nâng lên và nền kinh tế giảm nhiệt đồng thời giá cả cũng giảm xuống. 

Các thống đốc đã hứa hẹn rằng một khi nền kinh tế toàn cầu đã trở lại đúng quỹ đạo vốn có, họ sẽ ngay lập tức đóng van để ngăn chặn lạm phát. Tuy nhiên, hút về 1 lượng tiền lớn như vậy trong 1 quãng thời gian hoàn toàn chính sách và 1 thách thức vô cùng lớn. 

Thu Hương

huongnt

WSJ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên