MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Câu chuyện về kinh tế Triều Tiên

08-06-2009 - 17:06 PM | Tài chính quốc tế

Hiện còn rất nhiều hiểu nhầm về kinh tế Triều Tiên.

Câu trả lời nằm ở chỗ Triều Tiên, khác với nhiều người nghĩ, kinh tế Triều Tiên không hề phá sản và đã tăng trưởng trong nhiều năm trở lại đây. Ngoài ra, kinh tế nước này cũng không hề tồn tại đơn lập.

Nhận định sai lầm

Thứ nhất, người ta cần loại bỏ đi một số điều hiểu nhầm

Người dân Triều Tiên không hề sống trong các hang đá suốt 2 thập kỷ qua. Triều Tiên, với hỗ trợ từ Trung Quốc, đã cải thiện được hệ thống cơ sở hạ tầng trong đó có hạ tầng phục vụ cho hoạt động khai mỏ.

Thứ hai, Triều Tiên không phải phụ thuộc vào thị trường chợ đen để có tiền hỗ trợ hoạt động. Triều Tiên đã bán vũ khí cho Iran, Syria và Pakistan, doanh thu từ hoạt động này dù vậy chỉ mang lại mỗi năm khoảng 100 triệu USD và một số hoạt động ngầm khác cũng chỉ mang lại rất ít nguồn thu.

Điều hiểu lầm lớn nhất cần phải xóa bỏ, kinh tế Triều Tiên không cô lập như người ta tưởng. Bất chấp lệnh trừng phạt, Triều Tiên có quan hệ ngoại giao và thương mại với hơn 150 nước trong đó có nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu.

Triều Tiên ngoài ra còn kinh doanh vàng và cổ phiếu trên sàn New York. Thông qua một công ty môi giới tại London. Cho đến nay, dù chưa có số liệu nào được công bố về nguồn thu từ những hoạt động này, một cựu quan chức ngoại giao khu vực Đông Á cho biết hoạt động trên mang lại nguồn thu đáng kể.

Các công ty nước ngoài cũng mạnh tay đầu tư vào Triều Tiên để tận dụng nguồn khoáng sản dồi dào và lao động giá rẻ. Năm 2008, thương mại nước ngoài của Triều Tiên tăng 30% lên mức kỷ lục 3,8 tỷ USD.

Khoáng sản Triều Tiên

Từ năm 1910 đến năm 1945, người Nhật đã khai thác một số mỏ khoáng sản tại Triều Tiên, và theo họ một số mỏ này có trữ lượng lớn chưa từng thấy trên thế giới.

Ngoài ra, một quan chức của Triều Tiên còn cho biết nước này có rất nhiều khoáng sản quý hiếm, trong số đó có cả một số chất quý hiếm sử dụng trong công nghệ cao như thiếc, molypđen, chì và đồng.

65 năm trước đây, Masayasu Nozaki là một công nhân già làm việc cho mỏ tungsten ở Bắc Triều Tiên. Mỏ này được biết đến với cái tên “mỏ 100 năm”. Ông kể lại ngày đó quanh khu mỏ này là một thị trấn nhỏ với bệnh viện, khu nhà ở, trường học, bưu điện và cửa hàng.

Mối liên hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc

¾ tổng thương mại của Triều Tiên đến từ Trung Quốc, Trung Quốc cung cấp cho Triều Tiên dầu thô, xăng và các hàng hóa công nghiệp khác để đổi lại nguồn khoáng sản dồi dào tại nước này.

Triều Tiên vẫn có mối liên hệ với Hàn Quốc ngay trong bối cảnh hiện nay. Dù quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng đang xấu đi, các nhà máy ở khu công nghiệp chung Kaesong vẫn hoạt động bình thường, đem lại cho miền Bắc khoảng 35 triệu USD/năm, đủ để sản xuất 8-9 tên lửa tầm xa. Con số này có thể tăng tới 100 triệu USD trong năm tới nếu không có khủng hoảng.

Tất nhiên, Triều Tiên sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nếu kinh tế nước này tiếp tục nhận thêm lệnh trừng phạt từ Hội đồng bảo an và nếu Trung Quốc thực hiện theo yêu cầu của Hội đồng.

Ngọc Diệp
Theo Newsweek, Bloomberg

ngocdiep

Trở lên trên