MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Câu lạc bộ tỉ phú ở Trung Quốc

05-11-2014 - 07:48 AM | Tài chính quốc tế

Sự hợp tác giữa các tỉ phú được ví von như bầy cá mập được nuôi trong một hồ học cách chung sống

Ít ai ngờ bên trong một tòa nhà khiêm tốn tại thủ đô Bắc Kinh lại là nơi hoạt động của một CLB đặc biệt - CLB Doanh nhân Trung Quốc (CEC).

Khó gia nhập

CEC hiện tập hợp 46 lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc, trong đó có những tỉ phú nổi tiếng như: Quách Quảng Xương - người được xem là Warren Buffett của đại lục, ông trùm bất động sản Vương Kiện Lâm, chủ Tập đoàn Thương mại điện tử Alibaba Mã Vân - tỉ phú được cho là đã qua mặt ông Vương trở thành người giàu nhất Trung Quốc thời gian gần đây...

Ngoài ra, thành viên CEC còn bao gồm các chính khách, học giả và cố vấn. CLB này hiếm khi nhận thêm thành viên mới bởi yêu cầu đặt ra vô cùng khắt khe, nhất là ứng viên phải có thành tích kinh doanh xuất sắc và chia sẻ các giá trị của CEC.

Ra đời năm 2006, CLB là diễn đàn để các thành viên gặp gỡ, trao đổi ý tưởng và đưa ra lời khuyên cho nhau. Thông qua nhiều sự kiện quy mô lớn nhỏ, họ cùng nhau tham gia những chuyến đi nước ngoài và gặp gỡ lãnh đạo các quốc gia muốn tìm hiểu về môi trường kinh doanh tại Trung Quốc.

Ông Lưu Đông Hoa cho biết một trong những lý do ông thành lập CEC là thúc đẩy nhận thức và sự chấp nhận của xã hội đối với lĩnh vực tư nhân. “Xã hội thỉnh thoảng đối xử chưa tốt với họ, cũng như còn nhiều quan niệm sai lầm về họ” - ông Lưu nhận định. Trong nỗ lực cải thiện hình ảnh, ngày càng có nhiều doanh nhân giàu có ở Trung Quốc tích cực làm từ thiện.

Cần kỹ năng giỏi

Ngoài việc bị xã hội thành kiến, doanh nhân tư nhân còn gặp không ít khó khăn khác. Ông Lưu Truyền Chí, nhà sáng lập tập đoàn máy tính Lenovo và hiện là chủ tịch CEC, phàn nàn việc các doanh nghiệp nhà nước thường được ưu ái khiến những người mới khởi nghiệp khó lòng cạnh tranh. Trong khi đó, tỉ phú Hoàng Nộ Ba chuyên kinh doanh bất động sản đánh giá doanh nghiệp tư nhân phải vật lộn với sự bất ổn lớn của thị trường.

Nhiều người tự hỏi CEC làm sao tồn tại trong bối cảnh các doanh nhân là những người cực kỳ cạnh tranh. Steve Tappin, một chuyên gia về lãnh đạo, nhận định với đài BBC: “Những CLB loại này không có nhiều trên thế giới. Thật khó tưởng tượng cảnh 50 giám đốc điều hành (CEO) các doanh nghiệp hàng đầu ở Mỹ hay châu Âu có thể gặp nhau vui vẻ hoặc đi công tác nước ngoài cùng nhau”.

Giải thích thắc mắc này, Giám đốc điều hành Công ty mạng Sina Tào Quốc Vĩ cho rằng các thành viên CEC hoạt động trong những ngành công nghiệp khác nhau nên không có sự “đấu đá”. Điều đặc biệt của CLB này là các thành viên sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Theo ông Tào, sự giúp đỡ luôn nhiều hơn mong đợi và đây là một lợi ích lớn khi gia nhập CEC.

Tuy nhiên, tỉ phú Hoàng Nộ Ba cũng chỉ ra những hạn chế của việc gia nhập loại tổ chức như CEC. “Việc hợp tác giữa các doanh nhân không phải là không thể nhưng điều này cần những kỹ năng giỏi” - ông cho biết. Ông Hoàng so sánh điều đó giống như những gì xảy ra ở bể cá mập trong văn phòng ông. Bể này ban đầu nuôi 3 con cá mập nhưng sau đó, 1 con đã giết 2 con kia. 

Theo Xuân Mai

huongnt

Người Lao Động

Trở lên trên