MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Châu Âu đưa ra gói giải cứu thứ hai cho Hy Lạp

22-07-2011 - 07:03 AM | Tài chính quốc tế

Nhiều khả năng, châu Âu sẽ có vụ vỡ nợ đầu tiên tính từ khi đồng euro được đưa vào lưu hành.

Lãnh đạo chính phủ các nước thuộc Liên minh châu Âu đã chấp thuận gói giải cứu 109 tỷ euro dành cho Hy Lạp. Theo đó, trái chủ tư nhân sẽ tham gia lần đầu tiên, đóng góp khoảng 37 tỷ euro.

Thỏa thuận này sẽ đánh giá chiến thắng chính trị của bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, nhưng cũng đồng thời dẫn đến vụ vỡ nợ đầu tiên trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tính từ khi đồng euro được đưa vào lưu hành năm 1999.

Ngoài khoản vay mới 109 tỷ euro dành cho Hy Lạp, thỏa thuận cũng bao gồm cam kết từ phía các lãnh đạo châu Âu về việc tiếp tục hỗ trợ cho Athens cho đến khi nước này có thể tiếp cận được với thị trường tài chính. Như vậy người đóng thuế tại châu Âu sẽ phải góp tiền để cứu Hy Lạp trong nhiều năm.

Thế nhưng việc các chủ nợ tư nhân sẽ đóng góp thế nào vào quỹ giải cứu sẽ chỉ được biết nếu họ quyết định tham gia vào chương trình được đề xuất này, với thời hạn và lãi suất khác nhau.

Ngoài ra, trái chủ nhiều khả năng sẽ phải cam kết bán lại khoảng 12,6 tỷ euro trái phiếu ở mức giá thấp hơn trong chương trình mua lại trái phiếu.

Bởi chương trình để trái chủ tham gia tới 21% tổng giá trị trái phiếu, nhiều khả năng nó sẽ gây ra khả năng vỡ nợ chọn lọc, diễn biến mà bao lâu nay chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu và Tổng thống Pháp luôn muốn tránh bởi sợ hãi về sự hoảng sợ của nhà đầu tư lan rộng.

Tuy nhiên, lãnh đạo châu Âu khẳng định rõ ràng rằng chương trình buộc các trái chủ tham gia này sẽ được giới hạn chỉ riêng cho Hy Lạp, họ gọi đó là giải pháp ngoại lệ và duy nhất.

Để ngăn thị trường hoảng sợ, lãnh đạo các nước thuộc châu Âu đồng thời công bố thay đổi, nới lỏng điều kiện cho vay giải cứu của quỹ 440 tỷ euro. Lãi suất cho Ireland, Bồ Đào Nha và Hy Lạp vay sẽ xuống mức 3,5% và sẽ không phải trả lại trong 30 năm.

Ngọc Diệp

Theo FT

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên