MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyện đa dạng hóa cơ cấu kinh tế

16-02-2010 - 15:16 PM | Tài chính quốc tế

Nhiều nước đang phát triển giàu mà “thô”, số khác nghèo nhưng lại “tinh tế” hơn nhiều.

Một thời là cảng cá im lìm bên bờ Biển Đỏ, nay thành phố công nghiệp Yanbu là biểu tượng cho nỗ lực đa dạng hóa cơ cấu kinh tế của Arập Xêút.

Ống thép bò lan khắp các nhà máy lọc dầu. Bình chứa propan cùng tháp cracking sáng huyền ảo tựa như mái vòm giáo đường Hồi giáo.

Các kỹ sư sống cùng gia đình gần đó trong những căn nhà có ban công gợi nhớ đến dãy cửa sổ từ thành phố cảng Jeddah xưa cũ. Khách có thể mua bất cứ thứ gì từ siêu thị miễn là không được chứa cồn.

Như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Arập Xêút từ lâu đã gắng sức thoát khỏi sự phụ thuộc vào một số hàng hóa cơ bản, trong trường hợp này, là dầu mỏ.

Yanbu do một Hội đồng Hoàng gia xây dựng. Thành phố được khởi công năm 1975 này là một phần trong nỗ lực tổng hợp đưa nền kinh tế A rập Xê út thoát cảnh xuất khẩu sản phẩm thô và tiến theo các ngành như lọc, hóa dầu.

Chính sách này đã đạt được một số thành tựu: kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hóa dầu của A rập Xê út năm 2008 đã vượt 14 tỷ đôla. Một số dự án khác không được như vậy, ví dụ như kế hoạch trồng lúa mì trên sa mạc đang dần bị lãng quên.

Phần lớn các nhà kinh tế phát triển không đồng tính với chính sách đa dạng hóa công nghiệp của Arập Xêút. Họ nói chung đánh giá thành tựu của một nền kinh tế thông qua sản lượng chứ không phải sự đa dạng trên đầu người.

Tuy vậy lại có hai ngoại lệ là nhà kinh tế Ricardo Hausmann và nhà vật lý Cesar Hidalgo từ ĐH Havard.

Trong một seri các nghiên cứu với rất nhiều cộng tác viên, họ đã khảo cứu cấu thành và chất lượng của tổng sản phẩm cũng như tính đến chuyện quốc gia đó đã sản xuất những gì và bao nhiêu.

Vì quy mô của các nền kinh tế khác nhau nên tính phức tạp của chúng cũng khác nhau. Một số sản xuất rất nhiều sản phẩm, số khác lại cho ra lò những sản phẩm đặt biệt rất ít nước khác có thể làm được.

Hai tác giả đo đạc tính đa dạng của một nền kinh tế dựa trên hai tiêu chí.

Quốc gia này xuất khẩu thành công được bao nhiêu sản phẩm? Và có bao nhiêu nước cũng sản xuất sản phẩm đó?

Theo định nghĩa của họ, một nền kinh tế đa dạng xuất khẩu rất nhiều sản phẩm “độc quyền” mà ít nước có thể bắt chước được.

Thu nhập tỷ lệ thuận với tính đa dạng. Nhưng một số nền kinh tế lại đa dạng đến ngạc nhiên nếu so sánh với mức thu nhập.

Các nền kinh tế này thường tăng trưởng nhanh, có lẽ vì họ đã thuần thục với những ngành vốn là độc quyền của các đối thủ giàu có những cũng có giá thành sản xuất đắt đỏ hơn.

Ví dụ như Arập Xêút xếp dưới Philippines và Indonesia về tính đa dạng cho dù có thu nhập cao hơn.

Trong những nỗ lực đa dạng hóa cơ cấu kinh tế gần đây, A rập Xê út đã đặt nhiều niềm tin vào giới doanh thương hơn.

Quốc gia này nỗ lực hết sức trừ bỏ tệ quan liêu cũng như các thủ tục hành chính phiền hà để trở thành một trong những nền kinh tế “cạnh tranh” nhất thế giới trước năm 2010 theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới và Ngân hàng thế giới.

A rập Xê út hy vọng rằng khu vực tư nhân mới được cởi trói sẽ tận dụng được các cơ hội mới, giúp đa dạng hóa nền kinh tế theo các tín hiệu từ thị trường chứ không phải các chỉ dụ từ hoàng gia.

Tuy vậy công trình của Messrs Hausmann và Hidalgo cho rằng các doanh nghiệp tư tại vương quốc này vẫn còn nhiều rào cản phải vượt qua.

Nền kinh tế dễ sản xuất các sản phẩm tương đương với những gì nó đang sản xuất. Từ lắp ráp đồ chơi tiến lên lắp ráp TY vẫn dễ hơn là nhảy cóc từ dệt may lên laptop.

Hai tác giả đo lương “sự gần gũi” của hai sản phẩm dựa trên khả năng một quốc gia sản xuất cả hai.

Nói một cách khác, nếu một nền kinh tế đang sản xuất áo phông nhiều khả năng cũng đang sản xuất ga trải giường, từ đó hai tác giả suy luận rằng áo phông và ga trải giường “gần” nhau.

Họ công bố kết quả nghiên cứu bằng một bản đồ công nghiệp tài tình, trong đó các sản phẩm giống nhau được xếp gần nhau còn những sản phẩm ít liên quan được tách xa nhau.

Bản đồ này cho thấy sản phẩm công nghiệp phân bố không đều nhau. Nó giống như một cánh rừng với những cụm cây tách biệt quanh một khoảnh rừng già dày đặc.

Một nền kinh tế đã xuất khẩu một số sản phẩm trong đám “rừng già” dày đặc nhất có thể đa dạng hóa nhanh chóng nhờ sản xuất nhiều sản phẩm “gần nhau”. Ngược lại, Arập Xêút mắc kẹt trong một khóm “cây” cách khá xa so với các “cây” khác.

Để lấp đầy khoảng trống ấy, các doanh nghiệp tư nhân cần được hỗ trợ. Nhưng câu trả lời không đến từ các Hội đồng Hoàng gia.

Trong một nghiên cứu cùng Dani Rodrik từ ĐH Havard và Charles Sabel từ ĐH Columbia, ông Hausmann lập luận rằng chính phủ nên bắt chước các quỹ đầu tư mạo hiểm, chống lưng cho các doanh nghiệp mới với hy vọng một trong số đó có thể chen chân được vào “cánh rừng già” kia.

Họ nên đầu tư vào nhiều chỗ, theo sát mỗi tiến bộ cũng như sớm cắt lỗ.

Cách Yanbu hai giờ lái xe dọc bờ biển là thí nghiệm đa dạng hóa cơ cấu kinh tế mới nhất của A rập Xê út đang trong quá trình xây dựng.

Thành phố kinh tế Vua Abdullah (KAEC) được chính phủ A rập Xê út thai nghén nhưng nhiều người nghĩ nó chính khu vực tư nhân xây dựng, vận hàng cũng như cấp vốn.

Đi đầu là Emaar.E.C, chi nhánh của một nhà thầy lớn từ Dubai. Công ty này đã huy động được 680 triệu đôla từ thị trường chứng khoán A rập Xê út năm 2006.

Ngoài cảng biển, Emaar.E.C còn dự định xây khu nghỉ dưỡng, nhà ở, trường học và một trung tâm tài chính. Nhưng vẫn còn nhiều khu vực còn để trống cho các công ty khác với hy vọng nhiều ngành công nghiệp nhẹ sẽ được kéo đến đây.

Tuy vậy tiến độ rất chậm. Theo Reuters, Emaar.E.C tháng trước đã nhận được khoản vay 5 tỷ riyal từ chính phủ để tiến độ không chậm thêm so với kế hoạch.

Thứ phân biệt giữa một chiến lược đa dạng hóa cơ cấu kinh tế tốt, theo Messrs Hausmann, Rodrik và Sabel, không phải là năng lực chọn được điều hay mà phải là khả năng dám cắt bỏ cái xấu.

Nhưng trong một thành phố còn được đặt theo tên đức kim thượng, chuyện này chẳng dễ dàng gì.

Theo Dân Trí/Economist


ngocdiep

Trở lên trên