MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơ hội cho kẻ mạnh

01-10-2008 - 15:34 PM | Tài chính quốc tế

Khủng hoảng tài chính là cơ hội tốt cho nhiều tổ chức tài chính vươn lên chiếm lĩnh thị trường và thâu tóm đối thủ.

Chỉ một vài tuần trước, một số người lạc quan cho rằng những nước còn lại trên thế giới tăng trưởng đủ mạnh để tránh được ảnh hưởng từ khủng hoảng nội tại nước Mỹ hiện nay.

 

Nếu thế giới có thể học được điều gì từ sự đi xuống của ngành ngân hàng Mỹ, đó chính là cuộc khủng hoảng này sẽ chạm tới mọi ngõ ngách trên địa cầu, nhân chứng sẽ là những nhà tài phiệt ở Nga, hàng dài những người xếp hàng để đề nghị đóng tài khoản đầu tư tại AIG Singapore và rất nhiều người Pháp lo ngại rằng khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng đến nước họ.

 

Tất nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng này không ảnh hưởng giống nhau đến các nước hay các lĩnh vực kinh tế.

 

Lĩnh vực tài chính thật đáng nể cho tới khi lĩnh vực này bắt đầu gây ra thảm họa. London, lâu nay vẫn luôn cạnh tranh với Manhattan về tầm cỡ của thị trường tài chính, nay cũng chịu ảnh hưởng như New York bởi nền kinh tế nước này cũng phụ thuộc vào dịch vụ tài chính.

 

Nước chịu thua thiệt nhiều nhất cho đến nay là Nga. Thị trường chứng khoán nước này đã buộc phải đóng cửa gần 3 ngày. Cùng lúc đó, trong số 1.200 ngân hàng nước này, đã có khá nhiều ngân hàng lâm vào tình cảnh khó khăn. Chính phủ Nga chính thức phải rót tiền cứu 3 ngân hàng lớn nhất.

 

Đã đến lúc các ngân hàng thương mại phải đối diện với sự thật. Một chuyên gia cao cấp thuộc lĩnh vực ngân hàng tại London dự báo làn sóng sáp nhập ngân hàng sẽ diễn ra rất mạnh mẽ trong 18 tháng tới.

 

Những ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả nhất hiện nay bao gồm HSBC của Anh, ngân hàng Santander của Tây Ban Nha, France's BNP, Italy's Unicredit và Britain's Lloyds TSB. Ngân hàng Britain's Lloyds TSB đã thâu tóm đối thủ HBOS chỉ vài ngày sau khi ngân hàng Mỹ Lehman Brothers sụp đổ. Chỉ riêng trong tháng qua, tại Đức có hai vụ sáp nhập ngân hàng lớn, Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) mua 20% cổ phần trong bộ phận ngân hàng của Cie Financière Edmond de Rothschild.

 

Việc liệu có ngân hàng thương mại nào mua ngân hàng đầu tư trong khu vực như trường hợp Bank of America mua Merrill Lynch vẫn còn là điều còn phải chờ đợi. Tuy nhiên theo CEO của ngân hàng Rothschild, kẻ mạnh hơn sẽ thâu tóm kẻ yếu.

 

Một nền kinh tế tăng trưởng nóng không hoàn toàn có khả năng bảo vệ thị trường tốt những cũng có tác động nhất định. Thị trường chứng khoán và trái phiếu của một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng: thị trường chứng khoán Trung Quốc đã sụt giảm 50% trong năm nay, thị trường chứng khoán Nga cũng biến động tiêu cực.

 

Tuy nhiên tất cả những nước này tiếp tục phát triển: kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn phát triển khoảng 9%, Brazil đã nâng mức tăng trưởng năm 2009 và ngay cả Nga sẽ vẫn tăng trưởng 7% nhờ vào việc tăng trưởng nhu cầu năng lượng, dầu và xăng.

 

Tăng trưởng đó không đủ để bù lại sự chững lại của Mỹ và châu Âu, tuy nhiên sẽ cứu thế giới khỏi khủng hoảng toàn diện. Bên cạnh đó, tầng lớp trung lưu ở một số nước đang phát triển sẽ tìm nơi an toàn để đầu tư, cơ hội cho những kẻ sống sót của cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn nhiều.

 

Trung Thành
Theo CNN

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên