MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều gì sẽ đến nếu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4%?

18-07-2011 - 09:35 AM | Tài chính quốc tế

Kinh tế thế giới sẽ chịu chấn động cực lớn. Tại Trung Quốc, nếu kinh tế tăng trưởng dưới 8%, cực kỳ nhiều hậu quả tệ hại sẽ xảy ra.

Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody khẳng định Trung Quốc công bố nợ của các chính quyền địa phương thấp hơn đến 500 tỷ USD. Bất chấp việc Trung Quốc đã nâng lãi suất cơ bản 5 lần tính từ tháng 10/2010, lạm phát hiện vẫn ở mức 6,4%, mức cao nhất từ năm 2008. GDP quý 2/2011 tăng trưởng 9,5%, mức thấp nhất trong gần 2 năm.

Vẫn không một chuyên gia kinh tế phủ nhận Trung Quốc. Khảo sát các chuyên gia kinh tế do Bloomberg thực hiện mới đây cho thấy kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng hơn 9% trong năm nay.

Kinh tế Trung Quốc đang dư tiền mặt và chính phủ luôn sẵn sàng cứu ngân hàng cũng như các công ty ngay khi cần thiết. Tuy nhiên nhóm nhà đầu tư bi quan như James Chanos của Kynikos Associates đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có giải quyết được vấn đề lạm phát hoặc ngừng đầu tư quá mức vào các dự án xây dựng bất động sản mà không khiến kinh tế khó hạ cánh an toàn.

Ông Patrick Chovanec, chuyên gia kinh tế tại đại học Tsinghua, nói: “Hiện nay nhiều người đang hỏi những câu hỏi mà họ chưa bao giờ đề cập đến trước đây. Trước đây, câu chuyện Trung Quốc mạnh đến nỗi nó vượt qua được mọi sự nghi ngờ. Và nay, tâm lý đã thay đổi.”

Nếu kinh tế Trung Quốc chịu chấn động, các chuyên gia tính toán đó là khi tốc độ tăng trưởng dưới 7%, nó sẽ xảy ra khi lạm phát quá cao hay thị trường bất động sản tăng trưởng đảo ngược về tăng trưởng.

Thập niên 1940 và đầu thập niên 1990, lạm phát gây ra không ít bất ổn xã hội tại Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc rất lo lắng. Chuyên gia Chovanec khẳng định nếu lạm phát vượt mức 10% trong thời gian dài, họ sẽ cần hành động giống như Paul Volker. Ông Paul Volcker, cựu chủ tịch Fed, đã giảm lạm phát cao bằng cách nâng lãi suất lên quá cao đến mức kinh tế suy thoái trở lại.

Trong lĩnh vực bất động sản, mọi chuyện đáng lo hơn. Chuyên gia Nicholas Lardy của viện Peterson chỉ ra lạm phát tại Trung Quốc hiện đã vượt xa lãi suất tiết kiệm thời hạn 1 năm hiện ở mức 3,5%.

Nhiều người Trung Quốc dành một phần tiền tiết kiệm của họ để đầu tư vào các căn hộ. 9% sản lượng kinh tế đến từ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nhà ở. Vào năm 2003, con số này mới chỉ ở mức 3,4%. Khi hoạt động xây dựng đang phát triển bùng nổ, nguồn cung đang vượt quá nhu cầu. Mùa hè năm ngoái, khi thị trường không còn căn hộ tồn, đến nay, số căn hộ tồn đã tương đương nguồn cung của 3 tháng.

Nếu giá căn hộ giảm sâu, người Trung Quốc bình thường sẽ có thể mất đi số tiền tiết kiệm quý giá của họ và chính quyền các địa phương không thể trả được các khoản tiền mà họ đã vay trước đó để đầu tư vào các dự án bất động sản nhà ở và thương mại.

Trong một số trường hợp, chính quyền các địa phương có thể phụ thuộc vào bán đất để có được khoảng 60% doanh thu. Khi thị trường bất động sản đi xuống, chẳng mấy ai mua đất. Thị trường bất động sản đi xuống, hoạt động kinh doanh của các công ty thép, xi măng và nội thất gia đình sẽ đi xuống.

Ông Victor Shih, giáo sư khoa học chính trị tại đại học Northwestern, người chuyên nghiên cứu vấn đề nợ của các địa phương, khẳng định các ngân hàng đang phản ứng mạnh với lợi nhuận đầu tư thấp trong tất cả các lĩnh vực, từ bất động sản cho đến đường cao tốc.

Ông Shih chỉ ra trọng tâm của các ngân hàng hiện nay chính là sử dụng tín dụng hiện tại để đảm bảo các khoản vay không rơi vào tình trạng vỡ nợ. Vì vậy họ khó có thể cấp tín dụng cho các dự án mới, tín dụng vì vậy đang tăng trưởng chậm lại.

Moody ước tính nợ xấu trong ngành ngân hàng Trung Quốc có thể lên tới 8 đến 12%. Con số công bố chính thức chỉ 1,2%. Đầu năm 2011, Fitch ước tính nợ xấu có thể chạm mức 30%. Nhóm doanh nghiệp nhỏ chịu tác động tiêu cực nhất. Nhóm này mang lại khoảng 80% việc làm cho người Trung Quốc nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận với tín dụng.

Trung Quốc tiêu thụ gần một nửa sản lượng quặng sắt, than đá, tháp và khoảng 40% tổng sản lượng đồng trên thế giới. Ví dụ, tác động từ việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại lên Chilê, nước xuất khẩu khoảng 23% tổng sản lượng đồng sang Trung Quốc, không hề nhỏ.

Samsung, công ty với khoảng 20% doanh thu từ Trung Quốc, sẽ bán được ít tivi và điện thoại di động hơn. Nhóm các công ty đa quốc gia sản xuất thiết bị hạ tầng cũng sẽ khốn khổ, ngoài ra, Toyota, General Motors và Volkswgen không phải ngoại lệ.

Ftich, vào tháng 6/2011 công bố báo cáo dự báo về việc mọi chuyện sẽ ra sao nếu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại, khẳng định vai trò đối tác thương mại chủ chốt của Trung Quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ chịu tác động nặng nề nhất. Nếu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4% vào năm 2012, việc không xuất được hàng hóa sang Trung Quốc sẽ khiến đồng đôla Úc sụt giá nặng nề.

Nếu chính phủ Trung Quốc buộc phải tái cấp vốn cho các ngân hàng và bơm thêm tiền cho các chương trình công cộng, Fitch dự báo người Trung Quốc sẽ giảm mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ. Chính phủ Mỹ sẽ phải đưa ra mức lợi suất trái phiếu chính phủ cao hơn để hấp dẫn người mua. Nước Mỹ, tuy nhiên, sẽ hưởng lợi khi giá hàng hóa hạ, đặc biệt giá dầu, khi nhu cầu của Trung Quốc giảm.

Cuối cùng, nếu kinh tế Trung Quốc chấn động, chính phủ Trung Quốc sẽ phải chi tiêu mạnh tay cho các kế hoạch giải cứu, tái cấp vốn. Nhóm chính sách này sẽ tác động không nhỏ đến Đài Loan, Úc và Chilê.

Ngọc Diệp
Theo Businessweek

ngocdiep

Trở lên trên