MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp nhỏ của Nhật chịu tác động nặng nề khi xuất khẩu giảm

26-03-2009 - 09:06 AM | Tài chính quốc tế

Thế giới biết đến Nhật chủ yếu với tên tuổi như Toyota hay Sony nhưng những công ty quy mô vừa và nhỏ mới là đối tượng chịu tác động lớn nhất.

Người sử dụng iPhone, xe Purius hay máy trờ chơi Nintendo có lẽ chưa bao giờ nghe thấy tên Porite tuy nhiên công ty nhỏ bé ở ngoại ô Tokyo sản xuất những phụ tùng quan trọng nhất trong các phương tiện và thiết bị trên.

Lượng hàng xuất khẩu của Nhật hạ hơn 40% so với cùng kỳ năm trước khi người tiêu dùng Mỹ và nhiều nơi khác thắt chặt tiêu dùng đối với hàng điện tử.

Bộ Tài chính Nhật công bố xuất khẩu của Nhật, nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, hạ 49% trong tháng 2/2009 so với 1 năm trước.

Lượng hàng xuất vào thị trường Mỹ hạ 58%. Thặng dư thương mại của Nhật hạ 91% xuống mức 480 triệu USD.

Dù thế giới biết đến Nhật chủ yếu với tên tuổi như Toyota hay Sony, chính những hãng này cũng công bố khả năng thua lỗ trong năm 2009 nhưng những công ty quy mô vừa và nhỏ mới là đối tượng chịu tác động lớn nhất.

Bộ trưởng Tài chính Nhật thông báo xuất khẩu của Nhật, nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, hạ 49% trong tháng 2/2009 so với một năm trước. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp xuất khẩu của Nhật đi xuống.

Những công ty quy mô nhỏ và vừa của Nhật sản xuất ra lượng hàng hóa chiếm tới 75% tổng sản phẩm ngành sản xuất Nhật, 90% lao động của ngành làm việc trong các công ty này.

Kinh tế Nhật suy giảm 12,1% trong quý 4/2008 và hiện đang hướng tới thời kỳ suy thoái dài nhất từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Các chuyên gia kinh tế dự đoán ngành sản xuất Nhật sẽ vẫn khó khăn trong thời gian tới. Chỉ số lòng tin doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật hiện ở mức thấp nhất trong 20 năm.

Ngân hàng Nhật – cứu cánh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa – hiện đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tín dụng ngày một trầm trọng.

Sản xuất công nghiệp tháng 1/2009 hạ 10,2% so với tháng trước đó. Dự kiến, tình hình của ngành sản xuất tháng 2/2009 cũng không mấy sáng sủa hơn.

Ông Hiroshi Shiraishi, chuyên gia kinh tế học của ngân hàng BNP Paribas, nhận xét các công ty đang thu hẹp sản xuất với tốc độ kỷ lục để giảm hàng tồn kho, điều này được phản ánh trng các số liệu xuất khẩu. Khả năng phục hồi của ngành vẫn còn rất xa.

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng những công ty sản xuất nào có khả năng vượt qua khó khăn hiện nay sẽ hồi phục nhanh hơn công ty xuất khẩu quy mô lớn bởi họ là những đối trọng trên thị trường.

Ông Tatsunosuke Kikuchi, cha của chủ tịch công ty Porite đã sang lập ra công ty này năm 1952. Hợp đồng đầu tiên của ông là sản xuất một số linh kiện dùng trong quạt điện của Hitachi. Từ đó đến nay, công ty đã liên tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nhiều sản phẩm linh kiện khác.

Porite ngày càng sản xuất được nhiều linh kiện nhỏ và tinh vi hơn.

Nhật đang cố gắng đưa ra nhiều biện pháp cứu các công ty như Porite. Chính phủ đã dành 200 tỷ USD để hỗ trợ tín dụng cho công ty quy mô vừa và nhỏ thông qua các ngân hàng. Nhật cũng thông báo trợ cấp cho công ty nhỏ để hỗ trợ tài chính cho công nhân các công ty nhỏ.

Ông Fumio Sato, một quan chức Bộ Thương mại Nhật, nhận xét doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chịu tác động mạnh nhất khi kinh tế đi xuống. Từ tháng 1/2009, những lời kêu gọi cứu doanh nghiệp nhỏ ngày một nhiều, ông nói : “ Tại Nhật, số phận của những công ty nhỏ là bức tranh thu nhỏ của kinh tế thế giới.”

Ngọc Diệp
Theo Nytimes


ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên