MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đồng Ruble trượt dài, giá thực phẩm ở Nga tăng chóng mặt

10-10-2014 - 11:18 AM | Tài chính quốc tế

Kết quả một cuộc thăm dò do Sberbank thực hiện đầu tuần cho thấy 17% những người được hỏi cho biết một số mặt hàng đang biến mất dần khỏi những kệ bán hàng.

Có rất nhiều cách để đo lường mức độ của những khó khăn về mặt tài chính mà người Nga đang gặp phải. Đồng ruble đang giảm nhanh hơn bất kỳ loại tiền tệ nào trên thế giới, dự trữ ngoại tệ giảm xuống thấp nhất 4 năm và kinh tế đang bên bờ vực suy thoái. 

Đo bằng xăng-ti-mét 

Với bà cụ 69 tuổi đã nghỉ hưu Galina Mityaeva thì khủng hoảng được đo bằng xăng-ti-mét (cm). Nửa cây xúc xích braunschweiger mà bà vẫn thường mua cho chồng mỗi tuần giờ đây trở nên quá xa xỉ. Giờ bà phải yêu cầu cô bán hàng cắt ngắn đi một chút, chì khoảng 1/4 cây xúc xích là đủ. 

“Mỗi lần đến cửa hàng tôi đều thấy giá thực phẩm đắt hơn lần trước”, bà Mityaeva cho biết. “Mọi người giờ trở nên giận giữ. Ở các cửa hàng, họ đều phàn nàn: “Tôi có thể mua gì với 1.000 ruble?”

Án binh bất động

Cô Natalya Lomteva giễu cợt ý tưởng thực hiện một chuyến du lịch nước ngoài là “không thể chấp nhận được”. Cô sinh viên đại học 20 tuổi này cố gắng tiết kiệm chi tiêu mọi thứ để đủ tiền đáp ứng thói quen sử dụng một bao thuốc lá mỗi ngày và tìm tới những nhà hàng mà giá cả rẻ hơn chút ít. Khi mùa đông lạnh giá đang đến gần, một nơi ở giá rẻ cùng với bạn bè trở thành lựa chọn tối ưu nhất. 

“Trong mùa hè, ít ra chúng tôi có thể tới các công viên”, cô Lomteva nói khi ngồi trước bàn với một tách trà tại một quán cà phê mà cô gọi là “lựa chọn giá rẻ” ở  khu phố Shchukino, Đông Bắc Moscow. Với cô, một trong những điểm ưa thích nhất, Beverly Hills Diner, đã trở nên quá xa xỉ sau khi giá thực phẩm tăng khiến đơn giá hamburgers và các món ăn nhanh kiểu Mỹ khác trở nên ngoài tầm tay của cô. Cuối năm 2013 giá thịt tại Nga giảm 3%. Thời gian chưa xa nhưng điều ấy đã trở nên quá xa vời với Lomteva. 

Một số sản phẩm đang biến mất khỏi thị trường Nga

Kết quả một cuộc thăm dò do Sberbank thực hiện đầu tuần cho thấy 17% những người được hỏi cho biết một số mặt hàng đang biến mất dần khỏi những kệ bán hàng. 

Marina Khomenko, một giáo viên 56 tuổi cho biết giờ thật khó để tìm mua được những lọ mĩ phẩm Nivea mà cô vẫn sử dụng, hoặc những quần áo nhãn C&A mà cô ưa thích. Một số sản phẩm đã tăng giá gấp 3. 

Trở lại siêu thị ở ngoại ô Moscow, bà cụ hưu trí Mityaeva mở tờ giấy ghi danh sách những thứ cần mua: bánh mì, sữa, phô mai, kem chua và cánh gà…. Nhưng bà chợt nhớ ra khoản chi bắt buộc hàng tháng là 4.000 ruble (100 USD) cho thuốc điều trị rối loạn nhịp tim – bằng 1/3 tháng lương hưu của bà (11.000 ruble). Bà nói: “Tôi có thể sống mà không có trứng cá muối, nhưng tôi cần thuốc”, và thở dài: “Cuộc sống đang trở nên phức tạp hơn nhiều”. 

Ruble trượt dài, giá thực phẩm tăng chóng mặt

Bảy tháng sau khi Tổng thống Vladimir Putin bắt đầu sự đột phá vào Ukraina, kích hoạt làn sóng phương Tây trừng phạt chống lại nước Nga và khiến đồng ruble bắt đầu trượt giá, người tiêu dùng trên khắp nước Nga đang cảm thấy áp lực nặng nề. 

Giá thực phẩm tại Nga đã tăng kể từ tháng 8 khi Tổng thống Putin áp lệnh cấm nhập khẩu một số sản phẩm từ Mỹ và châu Âu để trả đũa cho những biện pháp trừng phạt kinh tế của các nước này đối với Nga. 

Lạm phát tháng 9 đã tăng lên mức cao kỷ lục 3 năm là 8%, trong đó giá thịt và gia cầm tăng 17%, giá thuốc lá tăng 28% và giá vé máy bay quốc tế cùng các dịch vụ liên quan tăng 13%. 
Ruble Nga đã mất giá tới 14% riêng trong quý III và tính từ đầu năm tới nay mất tới trên 21%, trở thành đồng tiền mất giá thê thảm nhất, là nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát cao như hiện nay ở Nga. 

Ngân hàng trung ương Nga đang phải tiến hành bán ngoại tệ ra để ngăn ruble giảm, nhưng dường như không hiệu quả. Tổ chức tài chính UralSib Capital thậm chí còn bi quan tới mức dự báo NHTW này phải chi tới 30 tỷ USD từ nay tới cuối năm chỉ để làm chậm lại đà giảm giá của đồng ruble. 

Theo Vân Chi

huongnt

Bloomberg

Trở lên trên