Chỉ số S&P 500 giảm
28,66 điểm tương đương 2,38% xuống mức 1.173,60 điểm.
Chỉ số công nghiệp Dow
Jones giảm 225,06 điểm tương đương 2,02% xuống mức 10.926,77 điểm. Trong phiên giao dịch đã có lúc chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 283 điểm.
Chỉ số Nasdaq giảm 74,49
điểm tương đương 2,98% xuống mức 2.424,25 điểm.
Gói 110 tỷ euro giải cứu
Hy Lạp đã không thể khiến người ta giảm nỗi lo khủng hoảng nợ công
sẽ cản đà phục hồi kinh tế.
Thủ tướng Tây Ban Nha tuyên
bố việc thị trường đồn đoán về khả năng nước này cần giải cứu
hoàn toàn là sự điên rồ và Tây Ban Nha có khả năng thanh khoản tốt.
Tuyên bố của ông được đưa ra sau khi gói giải cứu trị giá 110 tỷ euro
tương đương 143 tỷ USD dành cho Hy Lạp được đưa ra để ngăn khả năng vỡ
nợ và giảm đi những lo lắng về việc vấn đề nợ công sẽ cản đà phục
hồi kinh tế.
Ông Stanley Nabi, phó chủ
tịch quỹ Silvercrest Asset Management Group, nhận xét: “Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha hiện đều đang nguy hiểm. Sự chú ý sẽ dồn sang một trong hai
nước này. Tại Mỹ, thông tin lợi nhuận tốt hơn dự kiến không còn
khiến người ta chú ý. Thị trường chứng khoán đã tăng điểm quá mạnh.
Tôi cho rằng tháng 5 sẽ có thể là tháng thị trường giảm điểm đôi
chút.”
Diễn biến 3 chỉ số chính trên thị trường Mỹ phiên ngày 04/05(Nguồn: Google Finance)
Bộ Thương mại Mỹ công bố
số lượng đơn đặt hàng các nhà máy tại Mỹ tháng 3/2010 tăng 1,3%,
ngược hẳn với dự báo của giới chuyên gia.
Hiệp hội nhà đất Mỹ công
bố chỉ số các thỏa thuận mua nhà đã qua sở hữu trong tháng 3/2010
tăng khoảng 5,3%.
Cổ phiếu hãng nhôm lớn
nhất Mỹ Alcoa, Caterpillar và Hewlett-Packard giảm ít nhất 3,9% và như
vậy ghi nhận mức giảm sâu nhất trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số công
nghiệp Dow Jones.
Cổ phiếu của tất cả 10
nhóm ngành trong chỉ số S&P 500 đều giảm điểm.
Chỉ số biến động giao
dịch quyền chọn, hay còn gọi là chỉ số VIX, leo lên mức cao nhất từ
tháng 2/2010 còn chỉ số này tại thị trường châu Âu lên cao nhất từ
tháng 7/2010. Chỉ số VIX tại thị trường New York tăng 18% lên mức 23,84 điểm.
Thông tin một công dân Mỹ
gốc Pakistan
sẽ bị cáo buộc về âm mưu đánh bom tại Quảng trường Thời đại của Mỹ
cũng ảnh hưởng xấu lên thị trường chứng khoán Mỹ. Nỗi lo khủng bố
đã chồng chất lên cùng với nỗi lo về nợ công tại châu Âu và sản
xuất Trung Quốc chững lại.
Đồng USD tăng giá so với
một số loại tiền tệ lớn khác, đặc biệt là đồng euro. Đồng euro hạ
xuống mức thấp 1,2994USD/euro tại thị trường New York, mức thấp nhất từ tháng
4/2009. Cuối phiên giao dịch ngày thứ Hai, đồng euro giao dịch với đồng
USD ở mức 1,3212USD/euro trong khi đó vào tháng 11/2009, đồng euro giao
dịch với đồng USD ở mức 1,51USD/euro.
Đồng USD mạnh là tin xấu
đối với nhà đầu tư bởi đồng USD mạnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các
công ty Mỹ có hoạt động mạnh tại nước ngoài. Khi đồng USD tăng giá,
lợi nhuận thu được từ nước ngoài khi đổi sang đồng USD sẽ thấp hơn.
Đồng USD mạnh khiến những nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác
gặp khó khi muốn mua hàng hóa vì hàng hóa định giá bằng USD.
Cứ 6 cổ phiếu giảm điểm
thì có 1 cổ phiếu lên điểm trên sàn New York, khối lượng giao dịch
đạt 6,6 tỷ cổ phiếu, trong khi đó khối lượng giao dịch phiên ngày thứ
Hai là 5 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số FTSE của thị
trường Anh, chỉ số DAX của thị trường Đức, mỗi chỉ số giảm 2,6%.
Chỉ số CAC-40 của thị trường Pháp giảm 3,6%. Chỉ số chính của thị
trường chứng khoán Hy Lạp giảm 6,7% còn chỉ số Ibex của thị trường
Tây Ban Nha giảm 5,4%. Chỉ số PSI 20 của thị trường Bồ Đào Nha giảm
4,2%.
Thông tin kinh tế Mỹ trong tuần
Ngày thứ Tư
8h15 sáng: Báo cáo về thị
trường việc làm Mỹ tháng 4/2010 của ADP Employment
10h sáng: Chỉ số ISM của lĩnh
vực phi sản xuất Mỹ
10h30 sáng: Báo cáo về dự trữ
năng lượng của Mỹ do EIA công bố
Ngày thứ Năm
8h30 sáng: Số lượng người Mỹ
nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tính theo tuần
8h30 sáng: Báo cáo về năng
suất và chi phí lao động
09h30 sáng: Chủ tịch FED có
bài phát biểu
4h30 chiều: Bảng cân đối kế
toán của FED
Ngày thứ Sáu
8h30 sáng: Báo cáo về thị
trường việc làm Mỹ tháng 4/2010
3h chiều: Tín dụng tiêu dùng
Mỹ
Ngọc Diệp
Theo Dân Trí/CNNMoney,AP