MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dùng big data chống Ebola

28-10-2014 - 13:02 PM | Tài chính quốc tế

Các bản tin ghi cước điện thoại di động là một công cụ vô giá vẫn chưa được khai thác trong cuộc chiến chống Ebola.

Với ít nhất 4.500 người đã thiệt mạng vì Ebola, các cơ quan y tế công cộng ở Tây Phi cũng như toàn thế giới đang cố gắng hết sức để kiềm chế dịch bệnh. Nhiều nước đã đóng cửa biên giới, bất kỳ hành khách nào di chuyển theo đường hàng không đều phải kiểm tra sức khỏe và các trường học phải đóng cửa. Tuy nhiên, theo The Economist, thế giới vẫn chưa sử đến một công cụ rất hữu hiệu mà các nhà dịch tễ học gần như chưa sử dụng: dữ liệu thu được từ những chiếc điện thoại di động.

Đối với tất cả các cuộc gọi, nhà mạng đều có Bản tin ghi cước CDR (Call Detail Record) bao gồm các công ty như số của người gọi đến và gọi đi hay thời lượng cuộc gọi. Tiện lợi hơn, CDR còn giúp xác định vị trí của thiết bị. Từ các thông tin này, các nhà nghiên cứu sẽ có cái nhìn sâu hơn về các xu hướng đi lại. Trên thực tế các công ty điện thoại di động đã sử dụng các dữ liệu này để quyết định sẽ xây trạm gốc ở đâu. Các thành phố cũng sử dụng dữ liệu này để xác định đâu là nơi cần mở rộng mạng lưới giao thông công cộng. 

Tuy nhiên, công dụng thú vị nhất của CDR là trong lĩnh vực dịch tễ học. Hiện nay cách cơ bản nhất để xây dựng mô hình thể hiện độ lây lan của dịch bệnh vẫn phụ thuộc vào phương pháp suy luận từ các xu hướng sau khi khảo sát. Ngược với phương pháp này, các CDR hoàn toàn là các số liệu thực tế, tức thời và liên tục được cập nhật theo thời gian thực.

Các nhà nghiên cứu đã từng sử dụng phương pháp này để vẽ lại bản đồ lây lan dịch sởi ở Kenya và hay kiểm soát phản ứng của cộng đồng đối với các cảnh báo của chính phủ trong suốt thời kỳ dịch bệnh cúm lợn hoành hành ở Mexico năm 2009. Các mô hình thể hiện dòng người di chuyển trong dịch tả ở Haiti sau trận động đất năm 2010 cũng sử dụng các số liệu CDR. Phương pháp này là cách tốt nhất để xác định đâu là nơi cần đến cứu trợ nhất. 

Sử dụng CDR đối phó với dịch bệnh Ebola là công việc gặp khá nhiều khó khăn bởi không nhiều người ở Tây Phi sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, CDR vẫn còn đáng tin cậy hơn so với các mô phỏng dựa trên những con số không đáng tin cậy. Nếu các nhà nghiên cứu có thể theo dõi dòng người di chuyển từ nơi đã bùng phát dịch bệnh, họ có thể xác định được đâu là nơi tiếp theo và sau đó triển khai các nguồn lực (vốn hạn chế) nhằm giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, sau nhiều tháng bàn bạc và bất chấp những nỗ lực ở nhiều phía, các hãng viễn thông vẫn chưa cho phép cơ quan nghiên cứu tiếp cận cơ sở dữ liệu của họ. 

Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là phải đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, đặc biệt là ở những nước vừa mới chấm dứt nội chiến hoặc vẫn tồn tại căng thẳng giữa các bộ lạc. Tuy nhiên, vẫn có thể tổng hợp dữ liệu theo những cách loại bỏ được tất cả những lo lắng trên. Vấn đề nghiêm trọng hơn và khó giải quyết hơn nằm ở thể chế. Big data là một lĩnh vực quá mới.  

Thế giới cần phải thay đổi điều này. Chính phủ nên yêu cầu các nhà mạng cung cấp dữ liệu CDR cho các nhà nghiên cứu. Các dữ liệu này không chỉ giúp ngăn chặn dịch bệnh bùng phát mà còn có lợi về mọi mặt như công tác nghiên cứu thuốc, phòng bệnh và chăm sóc bệnh nhân. 


Thu Hương

huongnt

Economist

Trở lên trên