MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Eo biển Hormuz: Điểm nóng căng thẳng Iran-phương Tây

13-01-2012 - 13:29 PM | Tài chính quốc tế

Iran đã khiến Eo biển Hormuz “dậy sóng” trong thời gian vừa qua khi đe dọa đóng cửa tuyến đường dầu mỏ chiến lược của thế giới này, nếu bị các nước phương Tây cấm vận xuất khẩu dầu.

Eo biển Hormuz là một dải hẹp nối Vịnh Péc-xích với Vịnh Oman, chạy giữa bán đảo Ảrập và Iran, tạo nên “cầu nối” ngắn giữa quốc gia Vịnh Péc-xích Iran ở phía bắc và các quốc gia Ảrập Oman và Các Tiểu vương quốc Ả rập ở phía nam. Điểm hẹp nhất của nó chỉ rộng chừng 50km.

Vì sao tuyến đường qua Eo biển Hormuz lại quan trọng với cộng đồng quốc tế?

90% lượng trung chuyển dầu của Vịnh Péc-xích được đi qua Eo biển Hormuz, tuyến đường biển duy nhất nối Vịnh này với các vùng biển rộng lớn hơn. Sẽ là một chặng đường dài nếu đi từ Vịnh Péc-xích tới Biển Địa Trung Hải mà qua Vịnh Oman, Biển Ảrập, Vịnh Aden, Biển Đỏ hay Kênh đào Suez. Tất cả những tuyến đường thay thế này hiện chỉ chuyên chở một lượng dầu bằng một phần nhỏ lượng dầu đi qua Eo biển Hormuz.

20% nhu cầu dầu mỏ toàn cầu được trung chuyển qua Eo biển Hormuz mỗi ngày, hầu hết là qua một hành lang rộng chừng 6,5km, hành lang chính thức để cho tàu thuyền đi qua.

Vì vậy mà giá dầu mỏ có thể bị đẩy tăng cao với tốc độ tên lửa nếu tuyến đường biển này bị chặn, ảnh hưởng đặc biệt đến sự hồi phục kinh tế của Mỹ và đẩy nhiều nền kinh tế châu Âu đến bờ vực sụp đổ.

Phương Tây có thể ngăn Iran đóng cửa Eo biển?

Theo nhiều chuyên gia, câu trả lời là có. Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ hiện đang đồn trú ở Bahrain, trên Vịnh Péc-xích và phản ứng của Mỹ đối với đe dọa của Iran là “bấ kỳ ngăn chặn nào cũng sẽ không thể tha thứ được”.

Các nhà phân tích đều quả quyết rằng hạm đội 5 có khả năng ngăn chặn nỗ lực đóng Eo biển của Iran. Các cường quốc châu Âu có dầu lửa được trung chuyển qua đây, nếu bị ảnh hưởng bởi đe dọa chắc chắn cũng sẽ liên kết với Mỹ.

Khả năng Iran đóng cửa Eo biển lớn đến đau?

Xét về khả năng đáp trả quân sự mạnh mẽ không chỉ của Mỹ mà cả các nước châu Âu, Iran chắc chắn khó có thể hiện thực hóa đe dọa của họ. Chi tiêu cho quân sự của Iran chỉ bằng một phần chi tiêu cho quân sự của Mỹ và châu Âu, vì vậy để đóng cửa được eo biển, Iran cần phải cắt cử một lượng lớn quân đội để thực hiện.

Theo Reuters, hải quân Iran “không tương xứng” với hạm đội 5 của Hải quân Mỹ đóng tại Bahrain, chứ chưa nói đến toàn bộ quân đội Mỹ. Hạm đội 5 hiện được trang bị hơn 20 tàu chiến, máy bay chiến đấu và hơn 15.000 quân.

Ngoài ra, dù Eo biển Hormuz hẹp, các tàu chở dầu vẫn còn có vùng biển khá rộng khác, bên ngoài hành lang chính thức rộng 6,5km hiện nay. Các tàu thương mại sẽ điều chỉnh để thích nghi, như đã làm trong Chiến tranh thế giới lần thứ I và trong những năm 1980 khi cả Iran và Iraq đều nhắm vào các tàu chở dầu. Hơn nữa, Eo Hormuz quá rộng để có thể đặt mìn và kho vũ khí của Iran không đủ lớn để đặt mìn với mật độ cao, đủ sức gây ảnh hưởng tới các tàu chở dầu lớn.

Irancó quyền đóng cửa Eo biển Hormuz?

Theo luật quốc tế, Iran không thể đơn phương quyết định đóng cửa tuyến đường biển này bởi một phần của nó nằm trong vùng biển Oman. Tuy nhiên, Iran tuyên bố có toàn quyền đối với Eo biển.

Hôm thứ tư tuần trước, tư lệnh hải quân Iran, thiếu tướng Habibollah Sayyari cho hay: “Iran có toàn quyền đối với tuyến đường biển chiến lược này” và cho biết thêm “lực lượng hải quân Iran có thể dễ dàng đóng cửa Eo biển Hormuz”.

Liệu Oman, một đồng minh của Mỹ, có nhảy vào ngăn chặn Iran? Quốc gia Hồi giáo này muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp không chỉ với Mỹ mà còn toàn bộ khu vực, trong đó có Iran. Với Hạm đội 5 kế bên, Oman đã không cần đi tiên phong để phản ứng lại trước những đe dọa của Iran.

Theo Phan Anh

Dân Trí

ngocdiep

Trở lên trên