MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ESPN và Disney: Bộ đôi hoàn hảo

02-04-2013 - 13:21 PM | Tài chính quốc tế

Disney được biết đến nhiều nhất với các nhân vật hoạt hình. Tuy nhiên, tài sản quý giá nhất của hãng lại là ESPN – kênh truyền hình thể thao được yêu thích trên toàn thế giới.

Năm 1996, hãng Warner Brothers cho ra mắt “Space Jam” – bộ phim kết hợp nhân vật hoạt hình Bugs Bunny và ngôi sao bóng rổ Michael Jordan. Bộ phim nhận được những lời chỉ trích nặng nề của giới phê bình nhưng lại đem về nguồn doanh thu khổng lồ. Trong bộ phim này, Jordan và Bunny đã dành chiến thắng trước đội bóng rổ ngoài hành tinh và giải cứu thế giới. 

Trong trường hợp của Warner Brothers, có vẻ như đây là chỉ là câu chuyện trên phim. Trong đời thực, các ngôi sao thể thao và nhân vật hoạt hình không bao giờ có thể phối hợp với nhau.  

Tuy nhiên, đối thủ sừng sỏ của Warner Brothers đã thành công. Disney được biết đến nhiều nhất với các nhân vật hoạt hình, từ nàng Bạch Tuyết cho đến vua sư tử. Tuy nhiên, tài sản quý giá nhất của hãng lại là ESPN – kênh truyền hình thể thao được yêu thích trên toàn thế giới. Disney sở hữu 80% trong khi công ty truyền thông tư nhân Hearst sở hữu phần còn lại. Mặc dù Disney không công bố con số chính xác, tờ The Economist ước tính ESPN đóng góp tới 40% tổng lợi nhuận hoạt động, 60% dòng tiền tự do và 50% giá cổ phiếu của Disney. 

Khi câu chuyện bắt đầu, người ta vẫn chưa thể xác định rõ ràng sự kết hợp này có thể đem lại 1 kết thúc có hậu hay không. Năm 1979, khi truyền hình cáp vẫn ở trong thời kỳ trứng nước, những nhà sáng lập của ESPN đã có ý tưởng triển khai kênh truyền hình cáp phát sóng suốt 24h và tập trung vào hoạt động thể thao của các trường đại học ở Connecticut – nơi họ sinh sống. Không ai nghĩ rằng một kênh truyền hình có thể chỉ dựa vào thể thao để sống sót. Tuy nhiên, họ đã thành công. 

ESPN cũng đã trải qua rất nhiều chủ sở hữu. Thưở ban đầu, hãng được “chống lưng” bởi Getty Oil. Công ty này liệt ESPN vào hạng mục “các khoản đầu tư khác”, cùng với nhưng khu rừng hạnh nhân. Sau đó, ABC/Capital Cities mua lại ESPN. Năm 1995, Disney mua lại ABC/Capital Cities với giá 19,5 tỷ USD. Tuy nhiên, thứ mà Disney thực sự muốn sở hữu là kênh ABC chứ không phải ESPN. 
Văn hóa của 2 công ty quá khác biệt. Disney đã tồn tại gần 90 năm với 160.000 nhân viên và đặt trụ sở ở California. Trong khi đó, phần lớn hoạt động của ESPN vẫn diễn ra ở Connecticut và số nhân viên trên toàn cầu cũng ở mức khiêm tốn 7.000 người. 

Tuy nhiên, đối với những người yêu thể thao, ESPN là 1 sự lựa chọn hấp dẫn. Nằm ở vùng ngoại ô giúp ESPN tránh được lối suy nghĩ của Hollywood. Thêm vào đó, Disney trao cho ESPN quyền tự chủ hoàn toàn. Những ông chủ của ESPN là John Skipper (cựu lãnh đạo của Disney) và Bob Iger (người trước đây làm cho kênh ABC) đều là những người đam mê thể thao và thường xuyên trò chuyện cùng nhau mặc dù cách xa 2.900 dặm. 

Đóng góp nhiều nhất của Disney vào ESPN là những khoản chi lớn phục vụ mua bản quyền và đầu tư vào công nghệ. ESPN là một trong những công ty đầu tiên cung cấp video truyền hình trực tiếp trên website. Hãng cũng triển khai các ứng dụng trên thiết bị di động.  

Lợi nhuận của ESPN đến từ 3 nguồn chủ yếu. Thứ nhất, đó là lượng fan hâm mộ háo hức đón xem các trận đấu thể thao được truyền hình trực tiếp. Không ai muốn xem 1 trận bóng đá diễn ra từ tối thứ 2 vào thứ 4. Muốn xuất hiện trên ESPN, các công ty phải trả khá nhiều tiền quảng cáo. 

Thứ hai, ESPN cung cấp những thứ mà bạn không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Quyền truyền hình trực tiếp các trận đấu game thường là duy nhất. ESPN chiếu các môn thể thao (trong đó có cả bóng rổ, đua xe và poker…) nhiều hơn bất cứ kênh thể thao nào khác. SportsCenter có sự xuất hiện của một số bình luận viên xuất sắc nhất nước Mỹ.

Thứ ba, ESPN là người đi tiên phong trong việc thu phí hội viên. Theo đó, các hãng truyền hình buộc phải trả tiền bản quyền cho các kênh. Theo hãng nghiên cứu SNL, trong năm 2013, ESPN có thể thu được 6,6 tỷ USD tiền bản quyền, cao gấp 3 lần so với doanh thu từ quảng cáo.  Do độc quyền trên rất nhiều môn thủ thao, ESPN có thể đặt ra mức phí 5 USD/tháng cho 1 thuê bao – cao hơn nhiều so với các hãng khác. 

Tuy nhiên, loại phí này có thể biến động mạnh trong dài hạn. Mức giá truyền hình cáp quá đắt đỏ khiến khán giả dễ dàng chấm dứt sử dụng dịch vụ này. 

Sau thành công của ESPN, nhiều công ty cũng học theo mô hình này. Mới đây, BT vừa đấu giá bản quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh trong 3 năm với mức 738 triệu USD (tương đương 1,1 tỷ USD).  Tháng trước, tập đoàn News Corporation của Rupert Murdoch cũng vừa thông báo kế hoạch triển khai mạng truyền hình cáp Fox Sports 1 để cạnh tranh. 

Mặc dù vậy, ESPN không nên cố gắng chiến thắng bằng mọi giá mà nên củng cố vị thế hiện có. Ngoài lợi thế là kẻ đi tiên phong, ESPN còn có một lợi thế vượt trội: Disney – hậu phương vững chắc với khả năng giúp các thương hiệu sống mãi với thời gian.

Thu Hương

huongnt

Economist

Trở lên trên