MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

FED công bố biện pháp hỗ trợ thị trường thẻ tín dụng

19-12-2008 - 10:32 AM | Tài chính quốc tế

Luật mới có điều khoản bảo vệ người sử dụng thẻ tín dụng khỏi quá nhiều chế tài phạt khi trả chậm và việc nâng lãi suất bất lợi.

Những người Mỹ hiện đang kẹt tiền đã nhận được thông tin tốt lành trong ngày thứ Năm (ngày 18/12) sau khi các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ đã thông qua luật mới bảo vệ người sử dụng thẻ tín dụng ở Mỹ.

 

FED, Văn phòng giám sát tiết kiệm Mỹ và Tổ chức tín dụng toàn quốc đã thông qua luật mới.

 

Theo đó, các ngân hàng sẽ không được phép áp dụng chính sách chi trả lãi suất theo cách làm tăng tối đa chế tài phạt đối với người dùng thẻ, ngoài ra, những tổ chức cho vay sẽ phải minh bạch hơn về vấn đề tài chính.

 

Luật mới ra đời chấm dứt việc tính toán lãi suất của thẻ tín dụng trước đây vốn không có lợi cho người tiêu dùng. Các công ty phát hành thẻ tín dụng sẽ không thể nâng lãi suất đối với đối với khoản vay hiện tại của thẻ tín dụng trừ khi người tiêu dùng trả chậm quá 30 ngày.

 

Người tiêu dùng sẽ có khoảng thời gian hợp lý để trả tiền, khoản tiền chi trả sẽ được ưu tiên cho những khoản có lãi suất cao trước để giảm khoản phạt và chi phí cho người trả tiền.

 

Thông tin chi tiết về giao dịch của thẻ tín dụng sẽ được thông báo ngay khi giao dịch được tiến hành, bất kỳ thay đổi nào đối với tài khoản thẻ sẽ được in đậm hoặc in nghiêng riêng biệt.

 

Các công ty phát hành thẻ sẽ không được phép nâng lãi suất đối với thẻ tín dụng mà người sử dụng đang nắm giữ khi người đó trả chậm tiền đối với một thẻ khác.

 

Khi tình hình tín dụng thắt chặt như hiện nay, trong quý 3/2008, có đến 4,9% số thẻ tín dụng tại Mỹ ở trong tình trạng người chủ sở hữu không thể trả được nợ.

 

Ông Edward Yingling, chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Mỹ nhận xét:”Khi luật mới được công bố, những công ty phát hành thẻ sẽ phải gánh chi phí cao hơn, khả năng tiếp cận tín dụng còn khó khăn hơn, đặc biệt đối với những người có điểm tín dụng thấp hay tiền sử tín dụng hạn chế."

 

Lam Giang
Theo Bloomberg

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên