MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gazprom và căn bệnh của nền kinh tế Nga

03-04-2014 - 12:41 PM | Tài chính quốc tế

Không có công ty nào trong top 5.000 công ty lớn nhất thế giới phải chứng kiến giá trị vốn hóa lao dốc thảm hại hơn Gazprom.

Quay trở lại tháng 4/2007, khi thị trường hàng hóa đang ở giữa thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ nhất, vị Phó Chủ tịch của Gazprom là Alexander Medvedev từng đưa ra dự báo tập đoàn độc quyền này sẽ trở thành công ty lớn nhất thế giới. Ông hùng hồn tuyên bố giá trị thị trường của Gazprom sẽ tăng gấp 4 lần, lên 1.000 tỷ USD trong 7 năm tới.

Tuy nhiên, kể từ khi dự báo này được đưa ra, không có công ty nào trong top 5.000 công ty lớn nhất thế giới phải chứng kiến giá trị vốn hóa lao dốc thảm hại hơn Gazprom. Sau cổ phiếu sụt giảm 3 năm liên tiếp, 154 tỷ USD đã bốc hơi khỏi giá trị thị trường của Gazprom. 

Theo Ian Hague – chuyên gia đến từ Firebird Management LLC có trụ sở tại New York, Gazprom là “quán quân” trong cuộc đua phá hủy giá trị. Và, không chỉ riêng Gazprom, nước Nga đã thất bại trong việc tạo ra một môi trường trong đó các công ty nhà nước hoạt động đúng chức năng là một thực thể thuộc về các cổ đông. 

Sergei Kupriyanov – người phát ngôn của Gazprom – thì nói rằng mức dự báo 1.000 tỷ USD được trích dẫn không đúng ngữ cảnh bởi lãnh đạo của Gazprom đang dự báo cho trường hợp giá dầu tiếp tục tăng lên. Ông này nhận định các lệnh cấm vận mà Mỹ và châu Âu áp đặt lên Nga sau sự kiện Crimea cũng khiến cổ phiếu Gazprom giảm điểm và bị tụt lại phía sau so với các công ty khác hoạt động trogn cùng lĩnh vực. 

Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của Gazprom được giao dịch ở New York đã giảm tổng cộng 11%, xuống chỉ còn 7,68 USD/cổ phiếu. Trong khi đó, giá dầu trên sàn ICE Futures Europe ở mức 104,79 USD/thùng – cao hơn nhiều so với mức 68,24 USD/thùng của năm 2007. 

Không chỉ có cổ phiếu Gazprom, chỉ số cơ bản của TTCK Nga là chỉ số Micex cũng giảm tổng cộng 19% trong 7 năm qua. Chỉ số MSCI Emerging Market và chỉ số MSCI World cũng tăng lần lượt 8,2% và 10%. TTCK Nga bước vào “thị trường con gấu” vào ngày 13/3, sau khi Nga sáp nhập Crimea và khiến mối quan hệ Nga – phương Tây căng thẳng nhất kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.

Tuần trước, World Bank cũng nhận định cuộc khủng hoảng có thể khiến Nga rơi vào suy thoái trong năm nay. Năm 2013, kinh tế Nga chỉ tăng trưởng 1,3% - thấp nhất trong vòng 4 năm gần đây. 

Thiên Bình

huongnt

Bloomberg

Trở lên trên