Theo gói cứu trợ đó, các quốc gia khu vực euro sẽ cắt giảm nợ của Hy Lạp đến
năm 2020 xuống 124% GDP cùng với nhiều lời hứa hẹn nếu Hy
Lạp tiếp tục chương trình cải cách kinh tế.
Hy Lạp cũng sẽ được cấp gói hỗ trợ 49,1 tỉ euro
chia thành hai đợt. Đợt giải ngân đầu vào tháng 12 tới trị giá 34,4 tỉ euro gồm
23,8 tỉ euro tái cấp vốn cho các ngân hàng và 10,6 tỉ euro hỗ trợ ngân sách.
Gói giải pháp giảm nợ gồm mua lại nợ, giảm lãi suất các khoản vay chính thức,
chuyển cho Hy Lạp lợi nhuận Ngân hàng Trung ương châu Âu có được từ mua trái
phiếu chính phủ Hy Lạp trên thị trường thứ cấp, gia hạn kỳ hạn trả nợ từ 15 năm
lên 30 năm, hoãn trả lãi trong 10 năm, cam kết tài trợ cho Hy Lạp mua lại trái
phiếu của Hy Lạp từ các nhà đầu tư tư nhân.
Gói cứu trợ và giải ngân trị giá 34,4 tỷ euro vào
tháng tới, đã không đến quá sớm dành cho Hy Lạp - quốc gia có nền kinh tế “rơi
tự do” trong 5 năm qua. Yannis Stournaras, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp đã phát biểu: “Hy
vọng nó sẽ giúp khôi phục lại niềm tin vào tương lai cho Hy Lạp và làm cho khu
vực đồng euro thêm sáng sủa”.
Thỏa thuận này được đưa ra sau khi kết thúc các cuộc đàm phán căng thẳng, dưới sự giám sát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF). Gói cứu trợ thứ 2 dành cho Hy Lạp được phê duyệt hồi đầu năm nay sau
khi các chủ nợ tư nhân chấp nhận xóa 53,5% nợ cho Hy Lạp thay vì 50% dự đoán
trước đó. Gói cứu trợ nhanh chóng trượt ra khỏi “đường ray” khi nền kinh tế tiếp tục thu hẹp và chính trị trở nên rối loạn, người dân yêu cầu hai
cuộc bầu cử để tạo ra một chính phủ mới.
Với thủ tướng mới, Antonis Samaras,
Hy Lạp cần
gói cứu trợ thứ ba, mặc dù không ai sẽ
sử dụng thuật ngữ này. Khó khăn vẫn còn,
Hy Lạp cần giảm các khoản nợ công, khu vực chiếm phần lớn các khoản nợ.
Các cuộc đàm phán đã diễn ra
qua hai giai đoạn. Đầu tiên, Hy Lạp cần phải giảm thâm hụt ngân sách. Quyết định cắt giảm ngân sách có giá
trị khoảng 7% GDP,
đã được phê duyệt đầu tháng này. Thêm vào đó, Athens được cấp thêm 2 năm để đạt được mục tiêu thặng dư ngân sách là 4,5% GDP.
Thứ hai, các chủ nợ, đứng đầu là Đức, đã
được thuyết phục để giảm nợ cho Hy Lạp. Điều này
thậm chí còn
khó khăn hơn đàm phán giữa IMF và các chủ nợ. Các chủ nợ quốc
tế của Hy Lạp đã đồng ý có những bước đi để giảm gánh nặng nợ
nần của nước này từ mức 144% xuống còn 124% GDP cho đến năm 2020. Lúc đầu, IMF nhấn
mạnh trên 120% vào
năm 2020, nhưng sau đó đã đồng ý thỏa
hiệp. Hy Lạp được chấp
nhận mức nợ xuống 124%, nhưng bù lại
Athens phải cam kết nợ sẽ đi xuống
“đáng kể” dưới 110% vào năm 2022.
Hi vọng Hy Lạp có thể nhanh chóng trả hết nợ bằng
cách duy trì thặng dư ngân sách cao hơn 5% hoặc thậm chí 5,5% là không hợp lý
(Hy Lạp sẽ không đạt cân bằng ngân sách cho đến năm tới là sớm nhất). Và cách
dễ nhất để giảm nợ gánh nặng nợ nần là xóa bớt số nợ - tuy nhiên số nợ đó lại quá
nhiều đối với các chủ nợ.
Đối với IMF, mặc dù công khai
hỗ trợ song dường như vẫn có sự e ngại. IMF
cho rằng họ không thể không tham gia vào chương trình cứu trợ và phát hành cổ
phiếu trị giá 34,4 tỷ euro cho đến khi cơ quan này thấy chương trình mua lại nợ
sẽ mang lại bao nhiêu tiền. Hy Lạp sẽ cố gắng giảm gánh nặng nợ nần bằng cách
mua lại trái phiếu của mình với giá “đau khổ”.
Tuy nhiên các quan chức EU thừa nhận rằng, Hy Lạp
đã “cực kỳ may mắn” để nhận giúp đỡ mà không trải qua một đợt tái cơ cấu nợ. Đó là
lý do tại sao IMF thỏa hiệp.
Rõ ràng, gói cứu trợ này
không phải là điều mà IMF mong muốn, nhưng họ vẫn chấp thuận. Tuy nhiên, khu
vực đồng euro đã vượt qua giới hạn cho phép cuối cùng: cộng đồng eurozone biết
sẽ phải chịu mất mát để giữ Hy Lạp ở lại trong nhóm. Việc giảm lãi suất có
nghĩa là Ý và Tây Ban Nha sẽ được cho vay ít hơn để nhường phần cho Hy Lạp.
Nhưng họ tính toán rằng, về lâu dài, ổn định khu vực đồng euro là lợi ích của
chính họ.
Thủy Tiên