MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Goldman Sachs đã “đánh bạc” bằng tiền thuế của dân Mỹ?

15-04-2009 - 13:55 PM | Tài chính quốc tế

Lợi nhuận cao của Goldman Sachs có thể đến từ việc chấp nhận hoạt động kinh doanh rủi ro cao. Khó có thể đoán biết hậu quả nếu sau này Goldman thất bại.

Có phải Goldman Sachs đang đánh bạc bằng tiền của chính phủ? Trong quý 1/2009, ngân hàng đầu tư này đẩy mạnh các kinh doanh mang tính rủi ro cao trên thị trường.

 

Nếu những khoản đầu tư đó sau này không mang lại hiệu quả, Goldman sẽ mất nhiều tiền và điều đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến người đóng thuế Mỹ.

 

Cho đến nay, những cú mạo hiểm của Goldman đang mang lại tiền. Ngày thứ Hai, Goldman cho biết họ đã kiếm được gần 2 tỷ USD chỉ trong 3 tháng đầu của năm. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Goldman, sau khi nhận được 10 tỷ USD từ kế hoạch 700 tỷ USD, đã kiếm được số lợi nhuận trên bằng cách đầu cơ mạo hiểm vào lãi suất và biến động trên thị trường tài chính với tiền nhận được từ chính phủ.

 

Goldman cho biết ngân hàng này sẽ trả lại tiền từ kế hoạch trên càng sớm càng tốt và công bố tăng vốn thêm 5 tỷ USD để làm được việc này.

 

Lợi nhuận từ giao dịch của Goldman ở thời điểm các ngân hàng khác đang thắt chặt tín dụng khiến người ta lo ngại liệu Goldman và nhiều tổ chức tài chính khác đang bất chính hưởng lợi từ tiền thuế của người dân.

 

Chuyên gia phân tích David Hendler của CreditSights, người theo dõi chặt chẽ hoạt động tại Goldman và nhiều tổ chức tài chính khác, nhận xét Goldman đã … với sự hỗ trợ tiền từ quỹ TARP. Trong thư gửi khách hàng, ông Hendler viết rằng nguồn tiền từ chính phủ đã giúp sản sinh lợi nhuận cho Goldman, ông viết: “Kết quả kinh doanh của Goldman không hề cân bằng và do họ chịu chấp nhận các hoạt động kinh doanh rủi ro.”

 

Goldman cho biết giao dịch của họ tăng lên so họ thực thực hiện các yêu cầu của khách hàng chứ không phải hoàn toàn các giao dịch đó do ngân hàng này thực hiện. Giám đốc tài chính của Goldman Sachs David Viniar nhận xét phần lớn lợi nhuận đến từ bộ phận giao dịch của Goldman đến từ khoản đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ chứ không phải khoản đầu tư mạo hiểm vào thị trường thế chấp dưới chuẩn hay hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng.

 

Goldman cho biết họ kiếm được rất ít tiền từ các hợp đồng nghĩa vụ nợ có thế chấp (Colateralised Debt Obligations - CDOs) đã dàn xếp với AIG, tuy nhiên họ từ chối cung cấp thông tin về lợi nhuận từ hoạt động giao dịch. Phát ngôn viên của Goldman cho biết bằng việc giúp số vốn chúng tôi đang nắm giữ đẻ ra lợi nhuận, chúng tôi đang giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn và mang lại lợi ích cho nền kinh tế.

 

Kế hoạch 700 tỷ USD được Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng 10/2008 không có quy định thật sự khắt khe về việc các ngân hàng phải sử dụng tiền của chính phủ như thế nào dù mục tiêu ban đầu là kích thích hoạt động tín dụng phát triển. Khi tình hình của các ngân hàng và nền kinh tế ngày một tệ hại, nhu cầu đối với các khoản vay giảm bớt.

 

AIG, Merrill Lynch và nhiều tổ chức tài chính phố Wall khác đã chịu nhiều chỉ trích về việc trả thưởng cho đội ngũ điều hành rất cao bất chấp đã nhận hàng tỷ USD của chính phủ.

 

Để ứng phó với việc này, các nhà hoạch định chính sách kinh tế đã thắt chặt quy định đối với lương thưởng cho các ngân hàng đã nhận tiền từ TARP. Mức lợi nhuận của Goldman hẳn khiến thị trường sửng sốt, cho đến nay vẫn chưa rõ liệu Goldman đã làm điều gì sai.

 

Có một điều chắc chắn rằng Goldman đang thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao, ngân hàng có thể đương đầu với khả năng thua lỗ lớn ở thời điểm các nhà điều phối thị trường đang cố gắng giảm rủi ro của hệ thống tài chính.

 

Trên thực tế, hoạt động kinh doanh cho đến nay vẫn mang lại nhiều lợi nhuận cho Goldman và điều này đã đúng trong quý 1/2009. Bộ phận kinh doanh mang lại khoảng hơn một nửa doanh thu cho Goldman tương đương 5,7 triệu USD. Mức này cao hơn 35% so với mức trung bình suốt 4 năm qua.

 

Goldman là ngân hàng đầu tiên công bố lợi nhuận quý 1/2009. Citigroup và JP Morgan cho đến nay cũng cho biết họ kiếm được tiền trong 2 tháng đầu của năm. Vì thế, có thể cả hai ngân hàng trên cũng đã kiếm được lợi nhuận nhờ chấp nhận các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro hơn.

 

Nếu thực tế đúng như vậy, có thể thấy chính phủ sẽ gặp nhiều khó khăn như thế nào trong việc hạn chế bớt rủi ro từ phía các công ty này đối với nền kinh tế.

 

Ông Dean Baker, người đồng sáng lập trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách nhận xét nếu một ngân hàng muốn đầu cơ vào hoạt động chênh lệch lãi suất, điều đó cũng không có gì là sai, không có điều gì có thể ngăn họ sử dụng tiền đã nhận của chính phủ theo cách đó, tuy nhiên ông không tin rằng điều đó sẽ giúp được nền kinh tế và nếu các ngân hàng kinh doanh thất bại, chính ngân hàng đó và người dân sẽ chịu thiệt.

 

Ngọc Diệp

Theo Time

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên