MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Goldman Sachs hạ dự báo một loạt đồng nội tệ của các nước mới nổi châu Á

23-08-2013 - 15:57 PM | Tài chính quốc tế

Cán cân vãng lai yếu sẽ tiếp tục đè nặng lên đồng nội tệ của các nước này trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ thu hẹp chương trình kích thích tiền tệ làm dấy lên nỗi lo về thanh khoản.

Ngân hàng đầu tư đến từ nước Mỹ Goldman Sachs vừa đưa ra dự báo tiền tệ của các thị trường mới nổi ở châu Á sẽ tiếp tục đi theo xu hướng tồi tệ hiện nay. 

Theo thông báo được đưa ra hôm nay (23/8), Goldman hạ dự báo trong 3, 6 và 12 tháng tới đối với các đồng ringgit của Malaysia, baht của Thái Lan và rupiah của Indonesia. Cùng với các đồng tiền khác ở châu Á, đây là những đồng tiền phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đồn đoán Mỹ sẽ thu hẹp chương trình kích thích tiền tệ. 

Trong đó, rupiah là đồng tiền lao dốc mạnh nhất trong bối cảnh nhà đầu tư rời khỏi nhóm có biến động quá mạnh và hướng tới sự an toàn ở các thị trường phát triển. Goldman Sachs dự báo đồng rupiah sẽ ở mức 11.800 rupiah/USD trong năm 2014 (trước đó ngân hàng này đưa ra mức dự báo 10.500). Mức này thấp hơn 9% so với con số 10.830 rupiah/USD hiện nay. 

Phiên hôm nay, đồng rupiah cũng chạm mốc thấp nhất trong hơn 4 năm và mất tổng cộng 12% kể từ đầu năm tới nay. “Áp lực giảm giá đè nặng đồng rupiah vẫn còn dai dẳng trong trung hạn, xét trong bối cảnh lạm phát leo thang trong một vài tháng tới và Fed có thể thu hẹp chương trình kích thích”, báo cáo của Goldman có đoạn. 

Lạm phát của Indonesia – nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á – ở mức 8,61% trong tháng 7 – tăng mạnh nhất trong vòng 4,5 năm qua. NHTW nước này cũng đã phản ứng  bằng cách nâng lãi suats cơ bản. Tuy nhiên, có vẻ như thắt chặt chính sách tiền tệ không đem lại nhiều hiệu quả. 

Đồng ringgit của Malaysia được dự báo sẽ giảm xuống còn 3,4 ringgit/USD trong vòng 3 tháng tới – giảm 3% so với mức hiện tại và cũng giảm so với mức dự báo 3,2 được đưa ra trước đó. Phiên hôm qua (22/8), đồng tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm. 

Đồng baht được dự báo ở mức 32 baht/USD – giảm 4% so với mức dự báo trước đó. Tính đến phiên hôm nay, đồng baht đã giảm tổng cộng khoảng 4%. 

Theo Goldman, tình trạng cán cân vãng lai yếu sẽ tiếp tục đè nặng lên đồng nội tệ của các nước này, trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ thu hẹp chương trình kích thích tiền tệ làm dấy lên nỗi lo về thanh khoản.

Thu Hương

huongnt

CNBC

Trở lên trên