MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng giả “thất thế” ở Trung Quốc

18-01-2012 - 16:48 PM | Tài chính quốc tế

Cách đây không lâu, người tiêu dùng Trung Quốc yêu thích các công ty sản xuất hàng giả vì giúp họ tiết kiệm được tiền. Nay họ nguyền rủa các công ty làm hàng giả.

Khi Da Vinci, công ty kinh doanh hàng nội thất xịn, mở gian trưng bày tại Thượng Hải thời gian gần đây, công ty đã không tiếc tiền. Gian trưng bày, với diện tích khoảng trên 10.000 mét vuông trên 4 tầng, ngập tràn thương hiệu nội thất nổi tiếng, từ Armani Case cho đến Versace Home. Công ty đưa ra tiêu chí kinh doanh rõ ràng: Hàng hiệu không thể làm giả được.

Tuy nhiên sau đó Da Vinci vướng vào một vụ bê bối. CCTV, kênh truyền hình Trung Quốc, đưa tin rằng một số mặt hàng nội thất của Da Vinci thực chất được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó được chuyển ra nước ngoài và sau đó lại đưa vào Trung Quốc để nhận tem nhập khẩu. Da Vinci đã thuê một công ty PR để đưa ra thông tin tích cực sau cáo buộc của CCTV. Các bên liên quan đều bác bỏ việc thực hiện bất kỳ hành vi sai trái nào.

Ban đầu, bên thanh tra đã không tìm được bằng chứng nào cho thấy Da Vinci có hành vi xấu, thế nhưng đến tháng 12/2011 giới chức Thượng Hải lại phạt công ty với lý do dán nhãn sai sản phẩm. Da Vinci hiện tuyên bố sẽ đề nghị giới chức minh oan cho công ty và cho đến nay đã nộp hồ sơ kiện công ty môi giới cũng như nhà báo về tội bôi nhọ công ty.

Dù sự thật đằng sau vụ việc như thế này, nó cho thấy thái độ của người tiêu dùng Trung Quốc đang thay đổi. Những công ty sản xuất hàng giả không còn phổ biến. Mới chỉ cách đây không lâu, người tiêu dùng Trung Quốc yêu thích các công ty sản xuất hàng giả vì giúp họ tiết kiệm được tiền. Nay họ nguyền rủa các công ty làm hàng giả.

Tất nhiên tại Trung Quốc hàng giả không chết. Năm 2009, khoảng 30% điện thoại di động tại Trung Quốc là hàng nhái. Công ty kinh doanh phần mềm Business Software Alliance tuyên bố khoảng gần 4/5 lượng phần mềm được bán tại Trung Quốc được làm giả. Tháng 12/2011, phòng thương mại Mỹ công bố báo cáo về những thị trường làm hàng giả lớn nhất thế giới. Trong số khoảng 30 thị trường nổi bật nhất có đến 8 thị trường tại Trung Quốc.

Báo cáo còn nói đến Taobao, công ty chuyên về bán lẻ trực thuộc Alibaba, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Thông tin đưa ra trong báo cáo có phần không hợp lý, gần đây Taobao đã chịu sự phản đối không nhỏ của các công ty kinh doanh hàng hóa.

Khi người Trung Quốc giàu có hơn, cuộc sống ngày một khó khăn hơn. Nghiên cứu gần đây về thị trường hàng xa xỉ Trung Quốc của Bain, một công ty tư vấn, kết luận rằng nhu cầu đối với hàng giả đang giảm rất nhanh. Công ty tư vấn McKinsey công bố tỷ lệ người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng mua hàng trang sức giả giảm từ 31% vào năm 2008 xuống mức 12% vào năm 2011. Thông tin này tốt đối với mọi công ty đang kinh doanh tại Trung Quốc. Đại diện McKinsey nói: “Người tiêu dùng đang tìm kiếm đồ thật và họ có đủ khả năng chi trả.”

Ông Chen Junsong, giáo sư tại trường kinh doanh China Europe International Business School, chỉ ra người trẻ tuổi vẫn đang khó khăn về tài chính sẽ vẫn chuộng hàng giả. Thế nhưng khi đã ngoài 30 tuổi, họ quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu bởi đã có nhiều tiền hơn. “Văn hóa so sánh” phát triển. Người ta sẽ rất xấu hổ nếu bị bắt gặp dùng túi xách Gucci hàng nhái.

Hàng nhái tại Trung Quốc chịu nhiều áp lực bởi các công ty Trung Quốc hiện cũng phải bảo vệ bản quyền trí tuệ của riêng họ. Thương hiệu như Lenovo (công ty máy tính) và Haier (công ty sản xuất đa chủng loại sản phẩm) có giá trị cao và đáng để bảo vệ. Khi người Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến vấn đề hàng giả, hàng thật, chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra quy định ngày một khắt khe hơn.

Ngọc Diệp

ngocdiep

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên