MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hệ thống tài chính Trung Quốc trước "cơn sóng ngầm" tín dụng đen

27-11-2012 - 13:21 PM | Tài chính quốc tế

Ở Trung Quốc, hệ thống ngân hàng được công nhận chính thức và hệ thống tín dụng đen đang nuôi dưỡng lẫn nhau và sẽ có tác động dây chuyền nếu như mọi thứ bắt đầu xấu đi.

Wang Pingyan - doanh nhân vốn xuất thân từ người nông dân này phát hiện ra rằng để có thể kinh doanh, anh phải làm những thứ to tát. Kể từ khi các ngân hàng trực thuộc nhà nước từ chối không cho anh vay tiền – hiện tượng phổ biến ở Trung Quốc – anh buộc phải tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà đầu tư tư nhân. Tổng cộng, anh cũng huy động được 5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 794 triệu USD).  

Cách đây 1 thập kỷ, Wang bắt đầu kinh doanh mỏ. Những rắc rối bắt đầu đến từ năm 2009, khi chính phủ tỉnh  Sơn Tây thực hiện chiến dịch bắt các công ty khai thác có qui mô nhỏ phải đóng cửa hoặc bán lại cho các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ có những công ty có công suất hàng năm đạt hơn 3 triệu m3 mới có thể tiếp tục hoạt động. 

Do đó, trong 3 năm tiếp theo, Wang đã vay tới 5 tỷ nhân dân tệ với lãi suất cao từ các ngân hàng và cả từ hệ thống tín dụng đen để có thể thực hiện các thương vụ mua lại. Hiện nay, công ty của anh có 5 mỏ than và 1 nhà máy rửa than. 

ICBC, với vai trò là đại lý của China Credit, đã hướng các khách hàng giàu có đến khoản đầu tư này. Các bản cáo bạch phát hành bởi China Credit vẫn bao gồm những điều khoản rủi ro nhưng không hề có chi tiết nào liên quan đến hoạt động kinh doanh của Wang. Trong khi đó, mức lợi suất là từ 9,5% - 11,5%, cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động của ngân hàng. 

Tính đến cuối năm 2011, công ty của Wang có tài sản trị giá 6,4 tỷ nhân dân tệ. Một nhà đầu tư cho biết anh không hề phát hiện ra điều gì bất ổn khi được ICBC giới thiệu về công ty này trong khi mức lãi suất rất hấp dẫn (36% - cao gấp 4 lần so với mức lãi suất chính thức ở Trung Quốc).

Tuy nhiên, 3 năm sau, Wang đang gặp phải những rắc rối lớn. So với năm ngoái, giá than đã giảm 20%. Kéo theo đó, Wang không thể trả một vài khoản nợ và cuối cùng thì là bị bắt giam. 

Mặc dù các ngân hàng trực thuộc nhà nước không trực tiếp cấp vốn cho anh, họ cũng có liên quan. Khoản vay lớn nhất của Wang là khoản vay 3 tỷ nhân dân tệ từ China Credit Trust Co., một trong những công ty cung cấp tín dụng phi ngân hàng lớn nhất Trung Quốc. Công ty này huy động tiền từ các khách hàng của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). ICBC đóng vai trò như 1 đại lý của China Credit. 

Tuy nhiên, ICBC khẳng định, theo luật Trung Quốc, các ngân hàng đại lý sẽ không chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có liên quan đến những khoản nợ như của Wang. ICBC cũng đã tuân thủ nghiêm túc các điều khoản trong thỏa thuận làm đại lý với China Credit. 

Ví dụ trên thể hiện rõ những rủi ro tiềm ẩn mà các ngân hàng ở Trung Quốc phải đối mặt do có liên hệ chặt chẽ với hệ thống tín dụng đen đang phát triển mạnh mẽ. Theo Sanford C. Bernstein & Co., qui mô hệ thống tín dụng đen của Trung Quốc đã lên đến 20.000 tỷ nhân dân tệ, bằng 1/3 so với qui mô hiện tại của thị trường cho vay. Năm 2008, cho vay không chính thức chỉ chiếm 5% tổng lượng cho vay. 

Xiao Gang, chủ tịch của Bank of China Ltd. và cũng là người đang công tác tại tờ Nhân dân nhật báo, điều đáng lo ngại chính là hệ thống ngân hàng được công nhận chính thức và hệ thống tín dụng đen không phải là 2 bộ phận tách rời. Hai hệ thống này nuôi dưỡng lẫn nhau và sẽ có tác động dây chuyền nếu như mọi thứ bắt đầu xấu đi. 

Mặc dù China Credit có nghĩa vụ phải trả lại tiền cho nhà đầu tư, một phần trong số các khoản nợ này có thể được các ngân hàng xếp vào mục nghĩa vụ tùy biến do chúng ảnh hưởng quá lớn đến danh tiếng của ngân hàng cũng như tiềm ẩn khả năng gây xáo trộn trong dân chúng.  

Thu Hương

huongnt

WSJ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên