MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hiểm họa tiềm tàng từ giá dầu cao

21-05-2008 - 10:48 AM | Tài chính quốc tế

Vài năm trước, những ai mạnh dạn đưa ra dự báo giá dầu sẽ tăng lên ngưỡng 100USD/thùng sẽ được coi như nói điều gàn dở. Ngày nay mọi chuyện đã khác.

Hiện nay khi một số người dự báo giá dầu đạt đến ngưỡng 200USD/thùng, dự báo của họ nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Nếu các chuyên gia kinh tế biết rằng giá dầu sẽ không dừng lại tại mức đầu thế kỷ và sau đó tăng lên ngưỡng 127USD/thùng như hiện nay, họ hẳn sẽ đưa ra dự báo u ám về tình hình kinh tế.

Nền kinh tế toàn cầu, trong điều kiện giá năng lượng tăng cao như hiện nay, phát triển hết sức chậm chạp. Trong khi đó tình trạng lạm phát tại các nước đều tăng cao, tỷ lệ lạm phát tăng không ngừng, tỷ lệ lạm phát hiện nay đang quay trở lại mức của thập niên 70 và 80.

Có ba nguyên nhân lý giải cho việc người ta chưa thể nhận thấy rõ ràng ảnh hưởng của giá dầu tăng cao. Nguyên nhân thứ nhất là ngày nay các quốc gia phát triển đang sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn do ngành dịch vụ ngày càng phát triển trong khi lĩnh vực sản xuất thu hẹp. Theo cơ quan năng lượng của Mỹ, từ năm 1980 đến năm 2007, sự đóng góp của tiêu thụ năng lượng vào GDP của Mỹ giảm 42%.

Nguyên nhân thứ hai là giá dầu tăng đều đặn trong thời gian vừa qua chứ không phải tăng đột ngột nền kinh tế có thời gian để thích ứng. Theo Goldman Sachs, năm 1973, dầu thiếu rất nhiều do lệnh cấm vận khai thác dầu, thế giới cứ sau một đêm lại phải đương đầu với tình trạng sản lượng dầu thô giảm 10 đến 15%.

Nguyên nhân thứ ba là chính sự bùng nổ của kinh tế toàn cầu đã đẩy giá dầu tăng cao.Yếu tố lớn nhất là sự phát triển của thế giới các nước đang phát triển. Nhu cầu dầu tại các nước phát triển nhiều khả năng sẽ hạ xuống.

 Theo ngân hàng UBS, nhu cầu dầu của Mỹ sẽ giảm xuống 1,1%, năm 2009 nhu cầu dầu của Mỹ dự báo cũng sẽ không cao hơn năm 2004. Tuy nhiên nhu cầu từ Trung Quốc và các nước mới nổi sẽ bù lại nhu cầu hạ xuống của Mỹ và các nước phát triển.

Nguồn cung hiện nay đang tăng rất chậm trong khi nhu cầu tăng đều đặn. Merrill Lynch cho rằng phải trải qua một cuộc suy thoái, giá cả hàng hóa tại thị trường các nước mới nổi mới có thể ổn định.

Người đưa ra dự đoán nổi tiếng nhất về sự liên kết giữa giá dầu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu là Andrew Oswald của đại học Warwick, Mỹ. Tháng 3/2000, trong tâm điểm của cuộc khủng hoảng dotcom, ông cho rằng kinh tế toàn cầu thời gian sắp tới sẽ tăng trưởng chậm lại bởi giá dầu tăng cao giống như thời kỳ những năm 1970, đầu thập niên 1980 và 1990.

Vào thời kỳ đó, người ta đã bác bỏ luận điểm của ông, tuy nhiên trên thực tế kinh tế thế giới đã tăng trưởng chậm lại vào năm 2001 và 2002.

Luận điểm của ông vào thời điểm này có vẻ không mấy hợp lý bởi trong thời gian gần đây khi giá dầu tăng gần gấp 4 lần trong 05 năm qua, cùng thời điểm đó GDP toàn cầu cũng tăng ấn tượng. Sẽ mất khoảng 2 năm nữa ảnh hưởng của giá dầu mới rõ nét khi giá dầu tăng cao, chi phí kinh doanh tăng cao, lợi nhuận sụt giảm và hậu quả là tỷ lệ lạm phát tăng không ngừng.

Cho đến nay tác động của việc giá dầu tăng cao chưa thật sự rõ nét bởi những công ty cho đến nay đã hưởng lợi nhiều từ tăng năng suất thông qua đầu tư vào công nghệ và từ việc thuê gia công tại châu Á. Ảnh hưởng đã bắt đầu: tăng trưởng lợi nhuận của một số công ty Mỹ đang giảm nhẹ.

Các công ty hiện nay đang rất khó khăn. Số liệu từ Anh tuần này cho thấy các công ty đã phải tăng giá sản lượng 7,5% trong năm ngoái, tuy nhiên mức tăng này còn chưa thấm tháp gì với thiệt hại các doanh nghiệp phải gánh chịu khi giá nguyên liệu thô tăng 23,3%. Đây là mức tăng nhiều nhất từ năm 1980.

Các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn hơn để duy trì lợi nhuận khi người tiêu dùng bản thân họ cũng đang phải chịu rất nhiều áp lực vì giá cả tăng cao. Theo tính toán của Goldman Sachs, trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2007, đã có khoảng 3 nghìn tỷ USD chảy từ túi của người tiêu dùng dầu sang các nhà sản xuất dầu.

Nói chung trên thực tế những nước sản xuất dầu thu được nhiều tiền hơn, chi tiêu ít hơn những nước tiêu thụ dầu. Và hiện nay, khi giá nhà đất hạ mạnh tại Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và Ireland, người tiêu dùng đang phải chịu nhiều hậu quả tệ hại.

Điều tệ hại hơn, các ngân hàng trung ương không thể hỗ trợ cho người tiêu dùng. Trong khi tỷ lệ lạm phát tại Anh tăng cao hơn dự kiến, Ngân hàng Anh Quốc có thể sẽ tiến hành giữ nguyên lãi suất như Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Nhật Bản và Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ.

Ngọc Diệp
Theo Economist

ngocdiep

Trở lên trên