MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Hô biến" áp lực thành động lực, bạn sẽ nhận được những kết quả bất ngờ

31-08-2016 - 12:47 PM | Tài chính quốc tế

Cố gắng bình tĩnh sẽ trở thành phản tác dụng, ngược lại biến áp lực trở thành niềm hứng thú sẽ tạo ra kết quả tốt hơn mong đợi.

Một vài nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những người có khả năng lãnh đạo thường có đặc điểm chung là họ nhận thấy áp lực là chất xúc tác có lợi mỗi khi phải đưa ra một quyết định rủi ro.

“Mỗi khi bạn cảm thấy mình do dự, hãy tận hưởng điều đó thay vì tự trách mình và bực tức”. Therese Huston – tác giả cuốn sách viết về hành vi quyết định của con người – chia sẻ. Đối với thiên tài bán khống George Soros, do dự là một điềm báo có thể khiến ông từ bỏ một quyết định đầu tư hoặc chuyển sang một hướng khác.

Nghiên cứu của Huston cho thấy đối mặt với những tình huống tiến thoái lưỡng nan trong công việc bằng thái độ thích thú tốt hơn rất nhiều so với việc bạn cố gắng tỏ ra bình tĩnh. Khi đứng trước áp lực cao độ, tự bản thân mỗi người sẽ phải tập trung và khả năng sàng lọc thông tin trở nên hiệu quả hơn.

Trong cuốn “How Women Decide”, Huston cũng trích dẫn nghiên cứu của Alison Wood Brooks đến từ trường ĐH Kinh doanh Harvard chỉ ra rằng cố gắng bình tĩnh sẽ trở thành phản tác dụng, ngược lại biến áp lực trở thành niềm hứng thú sẽ tạo ra kết quả tốt hơn mong đợi.

Natalia Karelaia - phó giáo sư nghiên cứu về khoa học ra quyết định tại Insead đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa cảm xúc, lý trí và kết quả của quyết định trong công việc. Theo bà, mỗi khi đứng trước một quyết định khó khăn, nếu cả lý trí và cảm xúc đều được kích thích tăng cường sẽ giúp giảm thiểu những thành kiến và phản ứng bốc đồng. Từ đó, con người sẽ có phán xét tốt hơn và ít hối tiếc hơn sau khi đưa ra quyết định. Do đó, áp lực là một chất xúc tác không thể thiếu.

Trong giới CEO trên thế giới, Elon Musk- giám đốc điều hành hãng xe hơi Tesla là người nổi tiếng với chiến lược biến áp lực thành động lực này. Theo Musk, con người chỉ thay đổi khuôn mẫu nhận thức vốn có khi họ phải chịu áp lực khủng khiếp, bởi vậy điểm mấu chốt là hãy khiến cho bản thân phải chịu một áp lực khủng khiếp. Nguyên tắc này cũng giải thích vì sao Musk không bao giờ ra mắt sản phẩm đúng hạn nhưng không ai có đủ khả năng để đuổi kịp anh, và những sản phẩm của Musk khiến mọi người "phát điên".

Bên cạnh việc biến áp lực thành sự thích thú, chuyên gia về quyết định cũng đưa ra lời khuyên: mỗi người thường có một lối mòn quyết định của riêng mình, do đó cần chủ động tìm kiếm thách thức dành cho lối mòn đó để tiên liệu được những tình huống xảy ra. Luôn luôn tìm kiếm những lựa chọn khác thay vì đứng trước một lựa chọn và trả lời câu hỏi có hay không. Những khi ấy, người ra quyết định nên dừng lại và tìm những phương án thay thế khác.

Giống như khi bạn phải đứng trước câu hỏi: "Liệu mình có nên nhận công việc này không?”, hãy đừng trả lời vội mà hỏi thêm rằng “Hay nên ở lại và nhận một vai trò mới?”.

Anh Sa

FT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên