Chốt
phiên giao dịch của tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,1% lên mức
10.012,23 điểm.
Chỉ
số S&P 500 tăng 0,29% lên mức 1.066,18 điểm.
Chỉ
số Nasdaq tăng 0,74% lên mức 2.141,12 điểm.
Trong
phiên giao dịch đã có lúc chỉ số Dow Jones và chỉ số S&P 500 hạ tới 1,8%.
Thông
tin mới công bố cho thấy 541 nghìn người Mỹ tìm được việc làm trong tháng
1/2010, tỷ lệ thất nghiệp nhờ thế giảm xuống 9,7% từ mức 10% của tháng 12/2009.
Tuy
nhiên thay đổi trên của thị trường việc làm có được nhờ vào yếu tố thời điểm
khi giới chủ tăng tuyển dụng số lượng việc làm bán thời gian, sau khi điều
chỉnh yếu tố thời vụ, thực tế số lượng người Mỹ tìm được việc làm trong tháng
vừa qua vẫn giảm.
Giá
dầu, đồng, vàng phục hồi, USD giảm giá.
Dù
hồi phục tăng điểm nhẹ trong phiên cuối tuần nhưng tính cả tuần, thị trường Mỹ
vẫn mất điểm và có tuần đi xuống thứ 4 liên tiếp.
Chỉ
số công nghiệp Dow Jones đã có lúc giảm tới 170 điểm trong phiên giao dịch buổi
chiều. Số lượng cổ phiếu giảm điểm vẫn lớn hơn số lượng cổ phiếu tăng điểm trên
sàn New York
bởi nhà đầu tư lo lắng về một loạt tín hiệu đáng buồn của nền kinh tế.
Nhà
đầu tư lo lắng chính phủ các nước châu Âu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm
soát thâm hụt ngân sách. Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ trong khi đó cũng chỉ cho
thấy sự cải thiện nhẹ trên thị trường lao động.
Một
phần nguyên nhân khiến thị trường lên điểm vào cuối ngày là FED công bố người
tiêu dùng Mỹ trong tháng 12/2009 hạn chế vay tiền đến tháng thứ 11 liên tiếp.
Tuy nhiên mức độ suy giảm 1,8 tỷ USD của tín dụng tiêu dùng thấp hơn rất nhiều
so với mức 9 tỷ USD theo dự báo của giới chuyên gia. Điều này khiến người ta kỳ
vọng tiêu dùng người dân sẽ tăng lên.
Ông
Timothy Speiss, trưởng bộ phận quản lý tài sản tại Eisner LLP's Personal Wealth
Advisors, nhận xét việc thị trường việc làm cải thiện là một dấu hiệu tốt thế
nhưng nhà đầu tư cũng đủ nhận thức rằng còn nhiều vấn đề khác đang tồn tại
trong kinh tế thế giới.
Thông
tin từ châu Âu cho thấy Thổ Nhĩ Kỹ và một số nền kinh tế yếu hơn đang tụt lại
trong việc kiểm soát thâm hụt ngân sách.
Lo
lắng về vấn đề tài khóa tại nhóm nước châu Âu khiến nhà đầu tư trở nên lo lắng
hơn khi trước đó đã rất “đau đầu” với khả năng Trung Quốc hạn chế tăng trưởng
kinh tế và kế hoạch hạn chế quy mô, hoạt động các ngân hàng của chính phủ Mỹ.
Cứ
3 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu tăng điểm trên NYSE, khối lượng giao
dịch lên mức 6,5 tỷ cổ phiếu từ mức 5,9 tỷ cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày
thứ Năm.
Theo
các chuyên gia, nguyên nhân khác khiến thị trường tăng điểm vào cuối phiên giao
dịch có thể là việc nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào cổ phiếu sau khi đã bán
khống vào trước đó.
Những
người đã bán khống với kỳ vọng cổ phiếu tiếp tục giảm giá sẽ buộc phải mua vào
khi thị trường đảo chiều để ngăn khả năng thua lỗ. Họ mua cổ phiếu, giá cổ
phiếu vì thế có thêm hỗ trợ để tăng lên.
Nhiều
chuyên gia cho rằng yếu tố khiến thị trường giảm điểm trong phiên hôm qua có
thể là nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh xả các loại tài sản có độ rủi ro cao trong nỗi
lo về kinh tế toàn cầu, trong đó là sự lo lắng về khủng hoảng nợ tại châu Âu.
Kịch
bản năm 2008 dường như đã lặp lại khi không một ai muốn nắm giữ tài sản có độ
rủi ro cao qua thời điểm cuối tuần bởi không thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra
trong ngày thứ Hai.
Tại
các thị trường nước ngoài, chỉ số FTSE của thị trường Anh giảm 1,5%, chỉ số DAX
giảm 1,8%, chỉ số CAC-40 của thị trường Pháp giảm 3,4%. Chỉ số Nikkei 225 giảm
2,9%.
Theo Dân Trí/Bloomberg,CNNMoney