MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

HSBC: Kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng ổn định từ cuối quý 2/2009

07-01-2009 - 17:15 PM | Tài chính quốc tế

Theo HSBC, kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng ổn định từ cuối quý 2/2009 và nhiều khả năng không xảy ra khủng hoảng tài chính trên diện rộng tại châu Á.

Chính sách kinh tế hiện nay sẽ có tác động thế nào đối với tăng trưởng kinh tế?

 

Thế giới hiện nay đang trải qua thời kỳ hỗn loạn hiếm thấy của thị trường tài chính từ thời kỳ Đại Khủng Hoảng năm 1929.

 

Điều này đã tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới, trong đó có châu Á dù châu Á không trực tiếp chịu ảnh hưởng từ những vấn đề đang khiến nhiều tổ chức tài chính phương Tây đau đầu.

 

Chúng ta đang băn khoăn với vấn đề: những chính sách trên sẽ có tác dụng như thế nào?; đến khi nào các chính sách đó mới phát huy tác dụng và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế?

 

Tại châu Á, chính sách sẽ có tác động nhất định đến tăng trưởng. Khu vực này đang tiến hành đưa ra chính sách tài chính mạnh tay. Tổng giá trị các gói kích thích tài chính cho đến nay tương đương 0,5% đến 4% GDP (không tính đến Trung Quốc).

 

Lãi suất cơ bản tại nhiều nước giảm mạnh. Đến giữa năm 2009, lãi suất cơ bản tại Hàn Quốc, Đài Loan và Philippin sẽ xuống gần mức thấp trong lịch sử.

 

Kinh tế các nước sẽ không thể tức thời hồi phục. Chính sách tài chính hiện nay sẽ chỉ có thể giúp tăng trưởng kinh tế ổn định vào cuối quý 2/2009. Phải đến cuối quý 3/2008, việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ mới tác động tích cực lên thị trường tài chính.

 

Nhu cầu nội địa có hồi phục trước khi xuất khẩu của châu Á tăng trưởng trở lại?

 

Nếu nhu cầu của phương Tây không tăng trở lại, xuất khẩu của khu vực không thể hồi phục.

 

Tăng trưởng kinh tế sau đó sẽ không được như thời kỳ bùng nổ trước đây, nền kinh tế như được vận hành bằng một cỗ máy duy nhất. Kinh tế châu Á có khả năng phát triển độc lập hay không?

 

Châu Á hiện nay đang phải gánh chịu hai vấn đề. Thứ nhất là xuất khẩu suy giảm, đáng chú ý nhất là từ tháng 10/2008, đó là một phần nguyên nhân khiến sản xuất công nghiệp đi xuống trên khắp khu vực.

 

Thứ hai là tiêu dùng và đầu tư đi xuống. Vẫn có lý do để lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nhu cầu nội địa, nhu cầu tiêu dùng ban đầu đi xuống, tuy nhiên sẽ hồi phục vào cuối quý 2/2009.

 

Khủng hoảng tài chính trên diện rộng có xảy ra tại châu Á?

 

Nhiều người hiện nay cho rằng điều này đang diễn ra. Tuy nhiên khả năng này không đáng lo ngại. Việc rút vốn đầu tư ra khỏi khu vực hay khan hiếm USD là hậu quả tất yếu của những vấn đề đang xảy ra tại phương Tây. Cho đến nay, chưa có tổ chức tài chính nào tại châu Á sụp đổ.

 

Khủng hoảng tài chính trên diện rộng có thể sẽ không diễn ra tại châu Á vì những lý do sau: thứ nhất, chưa có nhiều nước tại châu Á, ngoại trừ Ấn Độ và Hàn Quốc phải trải qua bong bóng tín dụng trong những năm gần đây, các vấn đề tài chính vẫn trong tầm kiểm soát; thứ hai, các ngân hàng châu Á huy động vốn chủ yếu thông qua hoạt động tiền gửi, trong một khoảng thời gian nhất định, tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại tại châu Á. Đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, chững lại. Điều này không phải là dấu hiệu bất ổn của hệ thống tài chính châu Á.
 
Lam Giang

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên