MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Joseph Stiglitz: Châu Âu đang lạc lối

17-01-2012 - 15:47 PM | Tài chính quốc tế

Kinh tế gia đạt giải Nobel khẳng định kinh tế châu Âu sẽ có thể đi xuống mạnh, ông cho rằng dường như lãnh đạo châu Âu đang không hiểu được họ thực ra cần phải làm gì.

Ông Joseph Stiglitz , kinh tế gia đạt giải Nobel, cho rằng việc châu Âu vận động thực hiện các biện pháp thắt chặt ngân sách không phải cách tốt để giải quyết khủng hoảng nợ khu vực và có thể khiến niềm tin sụt giảm.

Giáo sư kinh tế đại học Colombia trong bài phỏng vấn với giới truyền thông ngày hôm nay tại Hồng Kông, nhận xét: “Việc châu Âu vận động thực hiện biện pháp tiết kiệm hoàn toàn sai lầm. Niềm tin sẽ không thể trở lại, chỉ có điều ngược lại. Vì vậy tôi nghĩ châu Âu đang hoàn toàn đi sai hướng.”

Các nhà lãnh đạo châu Âu mới đây đã công bố họ sẽ hoàn thành bộ quy tắc mới về ngân sách tài khóa trước thời điểm ngày 30/01/2012 để cố gắng kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ hiện đã buộc Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải xin giải cứu.

Mới đây, S&P đã hạ xếp hạng của kênh bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) sau khi hạ xếp hạng tín dụng của Pháp và Áo vào trước đó.

Ông khẳng định kinh tế châu Âu sẽ có thể đi xuống mạnh, ông cho rằng dường như lãnh đạo châu Âu đang không hiểu được họ thực ra cần phải làm gì.

Đối với Trung Quốc, ông Stiglitz cho rằng việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chỉ 7 hoặc 8% trên phương diện nào đó là điều tốt. Ông nhấn mạnh tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới hiện đã bền vững hơn.

Cơ quan thống kê Trung Quốc công bố GDP Trung Quốc quý 4/2011 tăng trưởng 8,9% so với cùng kỳ năm 2010. Mức độ tăng trưởng trên thấp nhất trong 10 quý và có thể gây sức ép buộc Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đưa ra thêm chính sách duy trì tăng trưởng kinh tế.

Ông stiglitz dự báo đồng nhân dân tệ sẽ tăng giá chậm hơn. Ông nhận xét kinh tế châu Á hiện đang tăng trưởng tốt và nhờ vậy có thể vượt qua thời kỳ suy giảm hiện nay. Theo Stiglitz, chính phủ các nước châu Á cần phải đưa ra biện pháp để ngăn rủi ro của kinh tế toàn cầu. Ông thể hiện sự lo lắng về thời kỳ lãi suất cơ bản đồng USD ở mức thấp trong thời gian quá lâu dù trên thực tế lãi suất thấp không giúp được nhiều trong tạo việc làm.

Minh Ngọc

ngocdiep

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên