MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi mẹ Nhật đi làm

30-03-2016 - 23:28 PM | Tài chính quốc tế

Câu chuyện về bà Sakie Fukushima, 66 tuổi, hiện là giám đốc Bridgestone Corp và Mitsubishi Corp.

Bà Sakie Fukushima (66 tuổi) nhớ lại cảm giác lạ lùng khi bà trở thành người người phụ nữ duy nhất trong ban giám đốc của Korn/Ferry International năm 1995. Những năm sau đó bà tiếp tục là nữ lãnh đạo hiếm hoi ở Sony Corp, Kao Corp và Benesse Corp. Dù cho rằng việc phản đối phụ nữ lên nắm quyền tại các doanh nghiệp không còn phụ hợp nữa, bà vẫn phải thừa nhận rằng để lãnh đạo thì phải có kinh nghiệm, mà số phụ nữ đủ kinh nghiệm để vào các vị trí cao chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Ngay cả bây giờ, tức là 3 năm sau khi Thủ tướng Shinzo Abe thực hiện chính sách khuyến khích phụ nữ đi làm để đẩy mạnh kinh tế, tỷ lệ phụ nữ đi làm ở nước này vẫn ở mức thấp nhất so với các nước phát triển khác. Cho dù các công ty cố gắng để thực hiện chính sách của ông Abe về thu hẹp khoảng cách giới tính, nhưng những trở ngại là rất lớn, bắt nguồn từ trở ngại về văn hóa.

Đã có nhiều thay đổi- phụ nữ không chỉ ngồi nhà chăm con

Từ ngày 1/4 tới, ở Nhật Bản chính thức áp dụng điều luật quy định các công ty có hơn 300 công nhân phải công khai số liệu về số lượng và tình trạng lao động nữ và quản lý nữ.

Áp lực từ chính phủ Abe có vẻ mang lại hiệu quả. Trong năm tài khóa vừa qua (từ tháng 4/2015 đến hết tháng 3/2016), số lượng nữ giám đốc trong các công ty niêm yết tăng 70% từ 230 người lên 392 người. Hiện nay, trong các giám đốc trong các công ty này, số lượng nữ đã đạt trên 20%. Nếu tính trong tất cả các công ty khắp nước Nhật, tỷ lệ nữ trong hôi đồng quản trị là 2,7%, tăng so với con số 1,7% của cùng kỳ.

Tuy nhiên, hiện tưởng này chỉ như muối bỏ biển. Theo Deloitte, tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo công ty tại Nhật Bản đứng gần cuối trong số 39 nước phát triển. Nhật cũng đứng thứ 101/145 trong danh sách số lượng phụ nữ tham gia lãnh đạo toàn cầu.

Trong khi đó các công ty trong danh sách Fortune 500 có ít nhất 3 nữ giám đốc đạt lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao hơn 4,8 điểm phần trăm so với công ty không có lãnh đạo nữ. Vấn đề không phải là đưa phụ nữ vào hội đồng quản trị cho đa dạng hay “đẹp đội hình” mà đó là một chiến lược kinh doanh.

Ở Nhật, chỉ có ít phụ nữ lên được vị trí lãnh đạo bình thường, nói gì đến việc làm lãnh đạo cao cấp. Dù công ty cũng muốn phụ nữ lên “sếp” nhưng rất khó lựa chọn ứng viên. Nếu có thì họ rất giỏi chuyên môn nhưng chưa đủ kinh nghiệm quản lý. Đó là còn chưa kể, nếu nhận vào, rất có thể, họ tham công tiếc việc và ôm 4-5 chức vụ cùng lúc. Các công ty của Nhật chỉ chú trọng dến “người tốt nhất”, không quan tâm đó là ai. Ngoài ra, các công ty Nhật Bản không khuyến khích “nhảy việc”. Điều này hạn chế con đường thăng tiến của phụ nữ nếu muốn đạt được kinh nghiệm lên làm giám đốc.

Khi mẹ đi làm

Một dấu hỏi lớn đối với nhiều người là làm thế nào để thuyết phục phụ nữ Nhật Bản đi làm. Khi họ còn đang nuôi con, chuyện đi làm rất khó với họ.

Theo bà Emiko Magoshi, giáo sư về quản trị, từng làm việc tại ban điều hành của Hitatchi Transport System Ltd, phụ nữ sẽ là động lực phát triển. Nhưng sẽ phải mất 5-10 năm nữa để có được những thay đổi rõ ràng. Phụ nữ phải giật lấy cơ hội đang có được và thay đổi tương lai.

Đó cũng chính là những gì bà Fukushima đã làm: nhận việc “ngay và luôn”. Khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Mỹ năm 1999, bà là người rung chuông đánh dấu sự kiện này. Sau đó, bà tiếp tục ở lại công ty thêm 12 năm. Sau đó, bà nhận được nhiều lời mời tham gia quản lý nhiều công ty khác.

Với bà, tuy là người phụ nữ duy nhất tham gia lãnh đạo công ty nhưng đồng nghiệp không phản đối. Sau một thời gian, họ sẽ không quan tâm đến giới tính nữa mà chỉ nhìn bạn như là một thành viên bình thường như tất cả mọi người.

Theo bà Fukushima, Nhật Bản thua các nước khác nhưng vẫn lạc quan. Sẽ phải mất nhiều thời gian, thậm chí phải đợi đến thế hệ sau để có nhiều lãnh đạo nữ hơn. Khi một người thay đổi tạo nên thành công thì những khác sẽ đi theo. Tương lai rộng mở hơn với các lãnh đạo nữ sẽ gần hơn.

Kim Sơn

Bloomberg

Trở lên trên