MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không phải Trung Quốc, Amazon mới chính là "kẻ cắp" của thị trường lao động Mỹ

16-03-2017 - 17:12 PM | Tài chính quốc tế

Amazon đã từng nói về kế hoạch tạo ra 100.000 việc làm ở Mỹ trong năm tới, nhưng cũng giống như nhiều tuyên bố tạo việc làm khác, con số này chẳng có ý nghĩa gì nếu tách nó khỏi bối cảnh.

Đừng để bị con số 100.000 đánh lừa!

Điều mà Amazon đã (vô tình hoặc cố ý) không nhắc đến đó chính là với mỗi 1 việc làm được tạo ra ở Amazon làm triệt tiêu 1-3 việc khác. Điều này còn kinh khủng hơn cả những nhà máy ở Trung Quốc đã làm với thị trường lao động Mỹ.

Amazon đã làm thay đổi thói quen mua hàng của người Mỹ. Những người muốn mua mọi thứ từ sách đến tã lót ngày càng có xu hướng mua hàng trực tuyến hơn là đến các cửa hàng, trung tâm thương mại. Và khoảng một nửa số giao dịch mua sắm trực tuyến được thực hiện thông qua Amazon.

Đối với khách hàng, Amazon đã đem lại một sự tiện nghi phi thường giá rẻ. Khách hàng có thể mua hầu như tất cả mọi đồ dùng chỉ bằng một cú click chuột trên máy tính hoặc ngay trên di động. Hoặc thậm chí không cần đến một thao tác, chỉ cần gọi: "Alexa, hãy mua cho tôi..." và sẽ có một bộ phận thực hiện việc mua hàng và giao hàng đến tận cửa nhà cho bạn chỉ trong vài ngày, hoặc thậm chí vài giờ.

Nhưng đối với các nhà bán lẻ, Amazon là một mối họa. Hãy nhìn vào 10.000 người lao động bị mất việc tại Macy's. M hay 4.000 người ở The Limited, hay hàng nghìn người khác ở Sears và Kmart vừa tuyên bố sẽ đóng cửa 150 cửa hàng trên toàn nước Mỹ. Trong 2 năm qua, 125.000 người lao động làm việc trong ngành bán lẻ ở Mỹ đã bị mất việc.

Amazon và nhiều hãng bán hàng trực tuyến khác đã tàn sát ngành bán lẻ thậm tệ trong vài năm gần đây. Kể từ năm 2012, lực lượng lao động trong ngành bán lẻ đã giảm 14% - một con số không hề nhỏ. Số lượng nhân viên tại các cửa hàng quần áo và điện tử lao dốc thẳng đứng từ vài đỉnh trước đó do hàng hóa chuyển qua bán trực tuyến.

Và Amazon vẫn đang tiếp tục mở rộng sang một số mảng khác ví dụ như tạp hóa và thậm chí là nhà hàng. Vào cuối năm 2016, ngành bán lẻ có 16,5 triệu người lao động và ngành hàng ăn có 11,4 triệu người. Hai mảng này cộng lại tương đương với 1/5 lực lượng lao động của Mỹ. Dự kiến một số lượng lớn trong số 27,9 triệu người này phải nghỉ việc với tốc độ phát triển thần tốc của Amazon.

Tuy nhiên khoảng 11,4 triệu người lao động tại nhà hàng sẽ được an toàn bởi ra ngoài ăn uống là nhu cầu không thể thiếu của con người. Khoảng 1,3 triệu lao động tại các đại lý ô tô có thể sẽ không bị ảnh hưởng và cả 925.000 lao động tại các trạm xăng, 1,1 triệu lao động tại các cửa hàng vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên, khoảng 12 triệu lao động trong ngành bán lẻ đang phải đối mặt với sức cạnh tranh ngày càng mạnh từ Amazon, đặc biệt là 6,2 triệu lao động tại các cửa hàng nội thất, thiết bị gia đình, điện tử, quần áo, đồ thể thao, hiệu sách và các cửa hàng tạp hóa - gọi chung là nhóm GAFO.

Amazon đem đến cho khách hàng một sự tiện nghi-phi thường-giá rẻ

Với tốc độ như hiện nay, Amazon sẽ đạt được doanh thu thường niên 550 tỷ USD trong 5 năm, trong khi có rất ít hãng bán lẻ có thể chen chân được vào cuộc đua của Amazon. Từ năm 2014 đến nay, Amazon đạt tốc độ tăng trưởng luôn ở mức 2 con số và không thấy có dấu hiệu suy giảm.

Và nếu người lao động nghỉ việc tại Macy, liệu họ có quay sang làm việc cho Amazon. Có lẽ câu trả lời là không. Amazon chỉ cần khoảng 1 nửa số nhân viên bán hàng cho Macy's để làm việc cho mình.

Macy's cần có PG, người hướng dẫn trong bách hóa, thu ngân. Ngược lại, Amazon chỉ cần "người chọn đồ" tại kho. Mỗi một nhân viên chọn đồ của Amazon có thể thực hiện việc mua hàng cho hàng trăm món đồ mỗi giờ.

Tuy nhiên, ngay cả những người chọn đồ làm việc ở Amazon cũng đang phải đối mặt với khả năng mất việc bởi hãng này đang cho ra đời loại hình bán lẻ tự động. Sẽ ngày càng có nhiều nhân viên làm việc trong kho hàng của Amazon bị mất việc bởi có robot làm thay thế.

Amazon dự tính thuê những chiếc máy bay không người lái để vận chuyển gói hàng đến nhà khách hàng. Mô hình bán hàng tạp hóa của Amazon sẽ không cần có nhân viên bởi khách hàng sẽ tự kiểm tra và robot sẽ tự động bổ sung hàng lên kệ. Bởi vậy không chỉ có các cửa hàng bán lẻ truyền thống bị đe dọa mà ngay cả đến các hãng bán hàng trực tuyến theo kiểu truyền thống cũng sẽ "ăn ngủ không yên".

Như vậy, theo như 3 nhà kinh tế David Autor, David Dorn và Gordon Hanson ước tính ngành sản xuất của Trung Quốc lấy đi 2 triệu việc làm từ Mỹ thì Amazon còn "nguy hiểm" hơn nhiều.

Nếu Amazon chiếm 40% thị phần ngành GAFO trong 5 năm, khoảng 1,5 triệu việc làm tại các cửa hàng sẽ biến mất. Cộng thêm nhiều ngành hàng khác, con số cuối cùng chắc chắn sẽ lớn 2 triệu việc làm.

Anh Sa

Market Watch

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên